Bộ 8 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

docx 37 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 8 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 8 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

Bộ 8 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT.
TRƯỜNG TIỂU HỌC.
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
(Thời gian làm bài 45 phút)
 Điểm Lời phê của cô giáo
..
.
A. Đọc thầm bài văn sau:
THƯ CỦA MẸ
 Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta , và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.
 Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người mẹ đáng thương!
 Hãy tin lời mẹ, En – ri – cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có , ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những bà mẹ và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có cái gì mặc cả! Ôi! En - ri – cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.
 ( Theo Những tấm lòng cao cả)
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Khi ở trường về, En – ri – cô đã gặp ai ?
a. Một người ăn xin bị què chân.
b. Một người đáng thương dang bế trên tay đứa trẻ gầy còm xanh xao và ốm yếu. 
c. Một cậu bé đánh giày.
Câu 2: Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En – ri – cô với người đàn bà đáng thương đó ?
a, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.
b, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết.
c, Vì khi gặp người đó En – ri – cô đã cho bà ta tiền.
Câu 3: Theo mẹ của En – ri – cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo
khổ?
a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc rất đáng thương. 
b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.
c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn. 
Câu 4: Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
a, Bức thư của mẹ En – ri – cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ.
b, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoạn nạn.
c, Bức thư của mẹ En – ri – cô cũng nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm chào hỏi những người nghèo khổ.
Câu 5: Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về mẹ của En – ri – cô.
































































































































B. Luyện từ và câu: 
Câu 6: Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?
a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.
b, hôm , xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.
c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.
Câu 7. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong từng câu sau: 
a) Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét.
















































































































b, Cây hoa được trồng ở trong vườn.
















































































































 c) Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.









































































































d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.
Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: 
 Nóng - .............; yếu - ..............; to - ............; dài - ..............; thấp - .................
Câu 9: Điền tiêp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh .
 Hai bàn tay em bé như ..
C. Tập làm văn: 
Dựa vào các câu hỏi sau đây, em hãy viết một đoạn văn ( từ 4 câu đến 5 câu ) về ảnh Bác Hồ 
a.Ảnh Bác Hồ được treo ở đâu ?
b.Trông Bác như thế nào ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt, khuôn mặt )
 c. Em muốn hứa với Bác điều gì ?
PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG TIỂU HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

A. Đọc hiểu: ( 3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
B
B
A
B
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5: ( 1 điểm) : VD: Mẹ của En – ri – cô là người có tấm lòng nhân hâu>
B. Luyện từ và câu: ( 3 điểm)
Câu 6: (0,5 điểm) : C
Câu 7: ( 1 điểm): mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
a) Khi nào chim én bay về phương Nam tránh rét?
b, Cây hoa được trồng ở đâu ?
c) Những cậu rô đực như thế nào ?
d) Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì ?
Câu 8: ( 1 điểm) 
Câu 9: ( 0,5 điểm) 
C. Tập làm văn: ( 4 điểm) 
ĐỀ SỐ 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
LỚP: 3A
Họ và tên:   Môn: Tiếng việt ( Đọc – hiểu)
 Nhận xét của giáo viên
 ..
 ..
Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng: 
 2. Đọc thầm và làm bài tập: 
 NGƯỜI MẸ HIỀN
Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!". Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.
 (Theo Nguyễn Văn Thịnh)
Dựa vào nội dung bài đọc “Ngày khai trường” em hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng trong các câu sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Vào giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu?
A. Minh rủ Nam chui qua chỗ tường thủng.
B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố.
C. Minh rủ Nam trốn ra ngoài cổng trường để đi chơi.
Cầu 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
A. Leo qua tường rào. 
B. Đi cổng sau của trường. 
C. Chui qua chỗ tường thủng. 
Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng?
A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và nắm chặt lấy hai chân.
B. Minh và Nam bị bác bảo vệ phát hiện và đưa về gặp cô giáo.	
C. Cô giáo và bác bảo vệ đã phát hiện khi Nam đang cố gắng chui qua lỗ thủng.
Câu 4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai?
A. là mẹ của bạn Minh	B. là mẹ của bạn Nam	C. là cô giáo
Câu 5. Cô giáo đã làm gì khi thấy bác bảo vệ nắm chặt cổ chân Nam?
..
..
Câu 6: Nội dung của bài nói về điều gì?
Câu 7: Từ nào dưới đây chỉ sự vật:
quả cam B. màu cam C. vắt nước cam 
Câu 8: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu văn dưới đây:
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt. 
Câu 9: Viết tiếp để có câu giới thiệu, câu nêu hoạt động và câu nêu đặc điểm:
a) Nam là 
b) Giờ ra chơi, các bạn .
c) Mái tóc của bạn Mai ..
Câu 10: Viết 2-3 câu kể về cái cặp sách của em trong đó có sử dụng câu cảm.
Kiểm tra viết:
Nghe- viết: Hoa tặng mẹ
Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu. 
2.Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý. 
 Đáp án tiếng việt
1. Đọc hiểu văn bản:
Câu
Mức độ
Nội dung, đáp án
Biểu điểm
1
1
B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố.
0. 5đ
2
1
C. Chui qua chỗ tường thủng.
0.5đ
3
2
A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và nắm chặt lấy hai chân.
0.5đ
4
2
 C. là cô giáo
0.5đ
5
3
 Cô nói bác bảo vệ nhẹ tay rồi cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
0.5đ
6
3
 Cô giáo rất yêu thương học sinh nhưng cũng nghiêm khắc dạy bảo các em nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. 
0. 5đ
7
1
A. quả cam 
0.5đ
8
1
trơ trụi, khẳng khiu, xơ xác, xám xịt
0. 5đ
9
2
a) Nam là học sinh lớp 3A.
b) Giờ ra chơi, các bạn chơi nhảy dây.
c) Mái tóc của bạn Mai mượt mà.
1đ
10
3
Đầu năm học mới mẹ mua cho em một chiếc cặp sách. Ôi! Chiếc cặp sách đẹp quá ! Em xem chiếc cặp như người bạn thân thiết của em.
1đ

ĐỀ SỐ 3
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 3 môn Tiếng Việt 
Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)
Núi rừng Tây Nguyên
Các dòng thác đẹp điểm tô cho non nước là báu vật thiên nhiên ban tặng mảnh đất Tây Nguyên. Từ trên cao chảy xuống thềm đá, thác nước tung bọt trắng xóa, tạo thành những bức tranh sinh động. Mỗi thác nước có một vẻ đẹp thu hút riêng. Thác Dray Nur giống như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt, cùng bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông. Thác Phú Cường thì như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai. Dòng thác Liêng Nung đổ xuống từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí Với khung cảnh tráng lệ và thời tiết mát mẻ, những dòng thác ở Tây Nguyên luôn thu hút du khách đổ về chiêm ngưỡng, dù phải lặn lội đường xa cách trở.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thiên nhiên đã ban tặng báu vật nào cho mảnh đất Tây Nguyên? (0,5 điểm) 
A. Các ngọn núi
B. Các dòng thác
C. Những bãi biển
D. Các hang động
2. Dưới đây, đâu không phải là tên của một dòng thác ở Tây Nguyên? (0,5 điểm)
A. Đăk Lăk
B. Dray Nur
C. Phú Cường
D. Liêng Nung	
3. Đặc điểm nổi bật của thác Dray Nur là gì?
A. Như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai.
B. Đổ xuống từ vách đá cao lớn trên một hang động

File đính kèm:

  • docxbo_8_de_thi_giua_ki_1_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc.docx