Bộ 6 Đề thi giữa kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

docx 34 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 1311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 6 Đề thi giữa kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 6 Đề thi giữa kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

Bộ 6 Đề thi giữa kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
Điểm Nhận xét 
 ..
 ...
..
 PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 Năm học: 2022 - 2023
 Môn : Tiếng Việt - Lớp 3
 Bài kiểm tra số 1
 Thời gian làm bài : 40 phút
Họ và tên: ...... Lớp : 3. - Trường Tiểu học Sơn Hải

 Điểm
 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm) (Phiếu đọc số :...........)
 Giáo viên cho học sinh bốc thăm phiếu đọc bài.
 Điểm
 II. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
 1. Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
 KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI
Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.
Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!
Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.
Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:
– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
(Vân Nhi)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng nhất
Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (1đ)
A. Đi hái trái cây.
B. Đi học cùng Thỏ con.
C. Đi săn bắt.
Câu 2: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (1đ)
A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 3: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (1đ)
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.
C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.
2. Hoàn thiện các bài tập sau:
Câu 4. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (1đ) (M2) (SGKTV3 – tập 2- T28)
a) I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo.
b) Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.
Câu 5. Viết tên thôn (xóm), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh nơi em ở. (1đ) (M3) (SGKTV3 – tập 2- T6)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí phù hợp trong truyện vui dưới đây: (1đ) M3 (SGKTV3 – tập 2- T38)
 ĐẶT CÂU
Hùng:
- Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
- Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
- Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
- Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
Điểm
Nhận xét
 PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 Năm học: 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
 Bài kiểm tra số 2
Thời gian làm bài: 40 phút
Họ và tên học sinh: .................................................................................... Lớp 3..... - Trường Tiểu học Sơn Hải
Điểm chính tả
 PHẦN I: CHÍNH TẢ (5 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Chiều trên thành phố Vinh” (SGKTV3- tập 2- T39)
Câu 2. Điền chữ t hay ch vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Hương thíngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xí. lại gần. Những ánh đèn chi chí.., lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chế.. trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng. 
Điểm TLV
 PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
 Đề bài: Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...) kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em.
Bài làm
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA SỐ 2
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
 
 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần 1: 
Chính tả
 
Nghe -viết
 
Số câu
 1 câu tích hợp 2 mức
 
 

1
Số điểm
 
3 đ 

1đ
 
 

4đ
Bài tập
 
Số câu
 


1
 


1
Số điểm
 


1đ 
 


1 đ
Phần II
TLV
Số câu
1 câu tích hợp 3 mức độ
1
Số điểm

2đ

2đ

1đ

5đ
Cộng
Số câu







3
Số điểm

5đ

4đ

1đ

10 đ

Điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn : Tiếng Việt - Lớp 3
Bài kiểm tra số 2 : Kiểm tra viết
	Phần 1: Chính tả (5 điểm)
Câu 1(4 điểm): Chính tả (Nghe – viết)
 Viết đúng, đẹp không sai lỗi chính tả được 4 điểm. Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. 
Câu 2. (1 điểm) Đúng mỗi chữ được 0,25 điểm: 
Hương thích ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xích lại gần. Những ánh đèn chi chít, lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chếch trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng. 
 Phần 2 (5 điểm): Tập làm văn
. Kiểm tra tập làm văn (5.0 điểm)
- HS viết được bức thư theo đúng yêu cầu của đề bài (3.0đ). Tùy theo mức độ số câu, ý kể và sắp xếp câu hợp lý mà cho các mức điểm.
- Biết dùng từ, đặt câu phù hợp (1.0đ).
- Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả thông thường, trình bày bài sạch sẽ (0.5đ). 
- Sáng tạo: Bài viết tự nhiên, không dập khuôn theo văn mẫu, ... (0.5đ).
(Tùy theo mức độ sai sót về nội dung, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm lẻ đến 0,5 điểm).
	* Bài viết bị trừ điểm nếu mắc lỗi sau:
	- Mắc từ 3-5 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu, ...) trừ 1,0 điểm.
	- Mắc từ 6 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu, ...) trở lên trừ 1,5 điểm.
	- Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn và cẩu thả trừ 0,5 điểm.
	* Lưu ý:
Điểm KTĐK môn Tiếng Việt = Trung bình cộng (điểm bài KT số 1 + điểm bài KT số 2) và được làm tròn 1 lần.
PHIẾU SỐ 1
Hương làng
Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
(Tiếng Việt 3, tập 2 trang 21)
PHIẾU KIỂM TRA ĐỌC
PHIẾU SỐ 2
Trận bóng dưới lòng đường
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.
 (Tiếng Việt 3, tập 2 trang 37)

PHIẾU SỐ 3
Sự tích thành Cổ Loa
An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc. Sau chiến công đánh thắng quân xâm lược Tần, nhà vua cho xây thành để đề phòng quân giặc từ phương Bắc. 
Ban đầu, thành cứ đắp cao lên là lại đổ sập xuống. Nhiều lần như vậy, An Dương Vương rất buồn rầu. Nhà vua lập đàn cầu trời phù hộ. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”. 
(Tiếng Việt 3, tập 2 trang 14)

ĐÁP ÁN 
Môn : Tiếng Việt - Lớp 3
Bài kiểm tra số 1
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(4 điểm)
	Học sinh đọc trôi chảy, rõ ràng, giọng đọc có biểu cảm. 
	Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng tiếng từ 
	Tùy theo mức độ cho học sinh điểm ở các mức.
II. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Ghi chú
1
A
1

2
C
1

3
A
1

4
a) I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo.
b) Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.

1,0

5
Ví dụ: thôn Đấp, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
1,0

6
ĐẶT CÂU
Hùng:
- Bài đọc trên có từ “mếu máo”. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
- Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
- Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
- Có mà: “Vừa khóc vừa nói” có nghĩa là “mếu máo” rồi!
1,0

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đọc thành tiếng
Số câu
Tích hợp 2 mức độ



1
Số điểm

2,0

2,0



4,0
2. Đọc hiểu
Số câu
2

1



3

Số điểm
2,0

1,0



3,0

3. Kiến thức tiếng Việt
Số câu


1
1

1
1
2
Số điểm


1,0
1,0

1,0
1,0
2,0
Tổng
Số câu






4
3

Số điểm
2,0
2,0
1,0
3,0
1,0

4,0
6,0

ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂY GẠO
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1: Mùa cây gạo ra hoa là mùa nào trong năm?
a. Mùa xuân.
b. Mùa hè.
c. Mùa thu.
Câu 2: Các loài chim làm gì trên cây gạo?
a. Làm

File đính kèm:

  • docxbo_6_de_thi_giua_ki_2_lop_3_mon_tieng_viet_sach_canh_dieu_co.docx