Bộ 24 Đề thi cuối kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 24 Đề thi cuối kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 24 Đề thi cuối kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG. Mỗi em đọc một đoạn trích trong các bài tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 (Từ tuần 26 đến tuần 32) theo hình thức bốc thăm. II. ĐỌC HIỂU. (20 phút) Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi. LẠC ĐÀ VÀ CHUỘT CỐNG Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói: - Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn! Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống: - Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi! Chuột Cống trả lời ra vẻ thản nhiên: - Nhưng nước quá sâu. Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống: - Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi. Lúc này, Lạc Đà cười to: - Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé! (Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới) Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường? A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà. B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà. C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà. D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi. Câu 2. Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào? A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống. B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói. D. Lạc Đà không đi với Chuột Cống nữa. C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra. Câu 3. Tại sao Lạc Đà cười to? A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở. B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa. C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả. D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp. Câu 4. Qua câu chuyện, ta thấy bạn Chuột Cống là người? A. Ba hoa, khoác lác B. Chăm chỉ, nhanh nhẹn C. Tự kiêu, ích kỉ D. Hiền lành, thật thà Câu 5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta điều gì? ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... Câu 6. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ? a) Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. .................................................................................................................................................. b) Hè năm ngoái, em được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh. ................................................................................................................................................... Câu 7. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? “Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư.” ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 8. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó? . . ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A/. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Phần đọc tiếng: (3 điểm) II. Phần đọc thầm: ( 7 điểm) PHẦN ĐỌC TIẾNG Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 3 mức độ: ( 3 điểm). Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc. Điểm 2:Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt. Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm. PHẦN ĐỌC THẦM (7 ĐIỂM) I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: Câu 1. (0,5 điểm): B Câu 2. (0,5 điểm): C Câu 3. (0,5 điểm): B Câu 4. (0,5 điểm): A Câu 5. ( 1 điểm) Không được huyênh hoang khoác lác, luôn khiêm tốn và phải nói đúng sự thật. Câu 6. (2 điểm) a) Nửa đêm/, /trời/ nổi cơn mưa lớn. TN CN VN b) Hè năm ngoái/, /em/ được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh. TN CN VN Câu 7. (1 điểm) Dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. Câu 8. (1 điểm) Dựa vào HS đặt câu và xác định đúng và cho điểm. Ở góc vườn, bà tôi trồng một cây cam. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Hãy tả về một con vật mà em yêu thích. BÀI LÀM ĐỀ SỐ 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc văn bản bài “Trường Sa” (trang 59) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều) - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa? II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: NIỀM TIN CỦA TÔI Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác. Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó. Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi: – Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi! Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi: – Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy? – Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua (Hacourt) . Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi – Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc. – Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên. – Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc. Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật. Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết. Nhã Khanh Câu 1. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận? (0,5 điểm) A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ. B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ. C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên. D. Được thầy giáo hướng dẫn. Câu 2. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn? (0,5 điểm) A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên. B. Những kiến thức thu được sau khóa học. C. Năng lực của chính tác giả. D. Nhờ lời động viên của thầy giáo khóa học. Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm) A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời động viên chân thành của mình. B. Hãy luôn khen gợi người khác. C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình. D. Hãy dũng cảm. Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: (1 điểm) Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau: – Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu – Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp – Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây – Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. .................................................................................................................................................... b) Hè năm ngoái, em được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh. ....................................................................................................................................................Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Câu 7. Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm) a) nằm, ngồi, nói, hoa sen: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... b) uể oải, đọc, héo hon, tươi tỉnh: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) ĐÀN BÒ GẶM CỎ (Trích) Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt
File đính kèm:
- bo_24_de_thi_cuoi_ki_2_lop_4_mon_tieng_viet_sach_canh_dieu_c.docx