Bộ 19 Đề thi Tiếng Việt Lớp 1 Học kì 2 Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

docx 58 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 19 Đề thi Tiếng Việt Lớp 1 Học kì 2 Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 19 Đề thi Tiếng Việt Lớp 1 Học kì 2 Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

Bộ 19 Đề thi Tiếng Việt Lớp 1 Học kì 2 Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc thầm đoạn văn sau:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
	Vũ Tú Nam
1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Tác giả ví cây gạo giống như: (0,5 điểm)
A. Tháp đèn khổng lồ.	B. Ngọn đèn khổng lồ. 	C. Chiếc ô khổng lồ.
Câu 2: Tác giả ví búp nõn của cây gạo như: (0,5 điểm)
A. Ngọn lửa. 	 B. Ánh nến. 	C. Bóng đèn. 
Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo? (0,5 điểm)
A. Bắt sâu 	B. Làm tổ 	 C. Trò chuyện ríu rít 
Câu 4: Trong năm, cây gạo nở hoa vào mùa? (0,5 điểm)
A. Mùa xuân. 	B. Mùa hạ. 	 C. Mùa thu.
Câu 5: Cây gạo có dáng vẻ xanh mát hiền lành là lúc: (0,5 điểm)
A. Chưa nở hoa. 	B. Đang nở hoa. 	 C. Hết mùa hoa.
2. Bài tập:
Câu 6: Theo em, các loài chim bay về đậu trên cây gạo làm những gì? (1 điểm)
Câu 7: Cho các từ: bông hoa, trêu ghẹo, tháp đèn, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. (1 điểm)
Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:
Từ chỉ sự vật : 
Từ chỉ hoạt động:
Câu 8: Đặt 1 câu nêu đặc điểm của một con vật. (0,5 điểm)
Câu 9: Đặt câu hỏi cho từ ngữ in đậm trong câu sau: (0,5 điểm)
Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây.
Câu 10: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp. (0,5 điểm)
Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi c Cô giáo giảng rằng:
- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi c Các em đã nhớ chưa nào 
II. Viết
1. Chính tả: (Nghe- viết): Tạm biệt cánh cam
2. Tập làm văn: 
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 
Gợi ý:
- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
- Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
- Ích lợi của việc làm đó gì?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
I. Đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì.
- GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời.
+ HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm.
+ Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc - hiểu: (6 điểm) 
- Câu 1; 2; 3; 4; 5; 9. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. 
Câu 1: A. (0,5 điểm)
Câu 2: B. (0,5 điểm)
Câu 3: C. (0,5 điểm)
Câu 4: A. (0,5 điểm)
Câu 5: C. (0,5 điểm)
Câu 6: gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. (1 điểm)
Câu 7: (1 điểm)
- Từ chỉ sự vật: mùa xuân, cây gạo, chim chóc.
- Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện
Câu 8: (1 điểm) Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
Con mèo đang bắt chuột.
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp? (0,5 điểm)
Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi . Cô giáo giảng rằng:
- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi . Các em đã nhớ chưa nào
II. Viết: (10đ)
Chính tả (4 điểm)
* Cách chấm:
 - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm)
- Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần)
TẠM BIỆT CÁNH CAM
 Cánh cam có đôi mắt xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.
2. Tập làm văn (6 điểm)
- HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
- Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
- Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.
- Có sáng tạo: 1 điểm
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc thầm bài: 	
BÀI HỌC VỀ CHỮ TÍN
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
 - Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
 - Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
 - Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
(Những mẩu chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và hoàn thành các câu theo yêu cầu.
Câu 1. (0,5đ) Em bé nhờ Bác Hồ mua món quà gì? 
a. Nhờ Bác Hồ mua kẹo.	b. Nhờ Bác Hồ mua bánh.
c. Nhờ Bác Hồ mua vòng bạc.	d. Nhờ Bác Hồ mua đồng hồ.
Câu 2. (0,5đ) Theo em vì sao Bác Hồ mua vòng bạc cho em bé? 
a. Vì Bác Hồ rất yêu quý trẻ em và luôn giữ chữ tín.
b. Vì em bé xinh đẹp nên Bác Hồ mua cho.
c. Vì Bác Hồ thấy vòng đẹp nên mua cho em bé.	
d. Vì Bác Hồ đi xa nên mới mua cho các bé.
Câu 3. (0,5đ) Chọn từ thích hợp trong ngoặc (ngoan ngoãn, vui vẻ, cần cù) điền vào  câu sau:
Cháu ở nhà nhớ , khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. 
Câu 4. (1đ) Em hãy viết ra từ ngữ chỉ cảm xúc vui trong câu dưới đây:
Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác.
Trả lời:	
Câu 5: (0,5đ) Qua câu chuyện trên, giúp chúng ta hiểu được điều gì?
Chúng ta chỉ cần giữ trọn niềm tin với người lớn tuổi.
Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Chúng ta chỉ cần giữ trọn niềm tin với Bác Hồ.
Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với bạn.
Câu 6: (1đ) Tìm từ ngữ chỉ tên loài vật phù hợp với  dưới đây ?
a. Nhanh như .
b. Chậm như ..
c. Khỏe như ....
d. Dữ như ...
Câu 7: (1đ) Tìm thêm 3 từ ngữ “Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi”.
Mẫu: yêu quý, ...
Câu 8: (1đ) Tìm và viết 4 từ chỉ hoạt động trong giờ học
 ..
II. KIỂM TRA VIẾT: 
1. Viết (nghe-viết): Chim rừng Tây Nguyên. (TV 2, tập 2, trang 102)
2. Viết đoạn văn từ 4 - 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý:
- Anh (chị hoặc em) tên là gì?
- Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
I. ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: 4 điểm
Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc hiểu: 6 điểm
1. c. Nhờ Bác Hồ mua vòng bạc.
2. a. Vì Bác Hồ rất yêu quý trẻ em và luôn giữ chữ tín.
3. ngoan ngoãn 
4. mừng rỡ
5. b. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
6. a. Nhanh như sóc b. Chậm như rùa
c. Khỏe như voi (trâu) d. Dữ như cọp (hổ)
7. Mẫu: yêu quý, thương yêu, yêu thương, chăm sóc, chăm lo, quan tâm, .
8. Đọc bài, viết bài, làm bài, nghe giảng, trả lời (câu hỏi), kể chuyện, vẽ, cắt, tô màu, hát múa,..
II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. (Nghe – viết) (4 đ): Chim rừng Tây Nguyên (TV 2, tập 2, trang 102) 
HS Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ.
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Viết đoạn văn (6 đ)
+ Nội dung (ý): 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
 ĐỀ SỐ 3
A. Đọc 
I. Đọc – hiểu
HỌA SĨ HƯƠU
Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp. Một hôm, Hươu cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống...
Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao cổ rửa sạch cây bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá cây màu xanh non, tất cả sáng bừng trở lại, tràn đầy sức sống...
Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm trong rừng với chủ đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!". Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ thực thụ trong khu rừng của chúng ta!"
(Sưu tầm)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Hươu cao cổ làm nghề gì?
A. Ca sĩ
B. Nhà thơ
C. Họa sĩ
2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì?
A. “Cuộc triển lãm rừng xanh”
B. “Để thiên nhiên đẹp hơn”
C. “Những bức tranh tươi đẹp”
3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ?
A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng.
B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú.
C. Các bạn nhỏ loài người.
4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào? 
II. Tiếng việt
Bài 1. Đ

File đính kèm:

  • docxbo_19_de_thi_tieng_viet_lop_1_hoc_ki_2_chan_troi_sang_tao_co.docx