Bộ 17 Đề thi học kì 2 Lớp 2 sách Cánh Diều môn Tiếng Việt (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi học kì 2 Lớp 2 sách Cánh Diều môn Tiếng Việt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi học kì 2 Lớp 2 sách Cánh Diều môn Tiếng Việt (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm): 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm): Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau: a. Đọc thầm văn bản sau: MÙA VÀNG Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió noi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời. Minh ríu rít bên mẹ: - Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ? - Đúng thế con ạ. - Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ? Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo: - Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy. Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy. - Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ? (Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ) Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ? A. Quả hồng, cam B. Quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na. D. hạt dẻ, cam Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ? A. Cày bừa B. Cày bừa và gieo hạt C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc. D. Dầy cỏ Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ? A. Thời tiết B. Nước C. Công an D. Côn trùng Câu4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ? Câu 5. a. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy Trời túi ni-lông rừng dòng sông Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?” a chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy. b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại: Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ. Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi? II. Phần viết 1. Chính tả: Mùa vàng Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy. - Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ? Bài tập chính tả 1. Điền vần Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp: thơm ng. bãi r cồn c...... lười nh..... 2. Điền âm “x hay s” xuất ...ắc ....ung quanh 3. Tâp làm văn: a. Kể về người thân trong gia đình em Bài làm tham khảo Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm): Nội dung đánh giá Biểu điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1điểm.) 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm): Nội dung Điểm Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ 0,5 điểm Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc 0,5 điểm Câu 3: A. Thời tiết 0,5 điểm Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân ông? vì sao ? Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp. 0,5 điểm biển xe máy Trời 1 điểm túi ni-lông rừng dòng sông Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng. Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng. 0,5 điểm Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm hỏi. 0,5điểm ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng (4 đ) Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau: Cò và Vạc Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam 3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? A. Yêu trường, yêu lớp B. Chăm làm C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ D. Lười học Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? A. Học kém nhất lớp B. Không chịu học hành C. Hay đi chơi D. Học chăm nhất lớp Câu 3. Cò chăm học như thế nào? A. Lúc nào cũng đi chơi. B. Lúc nào cũng đi bắt ốc C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học. D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ. Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? A. Vì lười biếng B. Vì không muốn học C. Vì xấu hổ D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm: Yêu mến, Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây? A. Mầu 1: Ai là gì? B. Mầu 2: Ai làm gì? C. Mầu 3: Ai thế nào? D. Không thuộc mầu nào trong 3 mầu nói trên. Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Chị giảng giải cho em: - Sông ....hồ rất cần cho cuộc sống con người.... Em có biết nếu không có sông.... hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không Em nhanh nhảu trả lời: - Em biết rồi Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị II. Phần viết 1. Bài viết 1: (Nghe - viết) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa (Sách Tiếng Việt Lóp 2, tập 1, trang 129) 2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 - 5 câu) về ông (bà) của em. Gợi ý: a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi? b) Hình dáng ông(bà) như thế nào? c) Tính tình ông (bà) ra sao? d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào? e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I. Phần đọc Câu 1. (0,5đ). Đáp án C Câu 2. (0,5đ). Đáp án B Câu 3. (0,5đ) Đáp án C Câu 4. (0,5đ) Đáp án B Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi. Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ) Câu 7. (1đ) Đáp án C Câu 8. (1đ) Cò làm gì? (Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ) Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp: Chị giảng giải cho em: - Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không? Em nhanh nhảu trả lời: Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị? II. Phần viết Câu 1: Bài viết 1 (4 điểm) - Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút ) - Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần) - Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày ban, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu: - Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 ĐỀ SỐ 3 I. Phần đọc Đọc bài sau: SUẤT CƠM PHẦN BÀ Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi: Bà ơi, bà đói lắm phải không? Bà cụ cười: Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi: Các cháu có ăn được thịt không? Đứa nhỏ nói: Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao noi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh. Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo: Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? Bà cụ cười như khóc: Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à! Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khó
File đính kèm:
- bo_17_de_thi_hoc_ki_2_lop_2_sach_canh_dieu_mon_tieng_viet_co.docx