Bộ 17 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD& ĐT ................ TRƯỜNG TIỂU HỌC ................ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 (Bài kiểm tra đọc) Họ và tên:.. . Lớp: 4 Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo A. Đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu, Luyện từ và câu (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Câu 1: Nết là một cô bé thế nào ? (0.5đ) a. Thích chơi hơn thích học. b. Có hoàn cảnh bất hạnh với bàn chân bị tàn tật. c. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ. d. Thương chị. Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ? (0.5đ) a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. b. Gia đình Nết khó khăn nên không cho bạn đến trường. c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. d. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ? (0.5đ) a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về. b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo. Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn. c. Mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường. Câu 5 : Nghe cô giáo kể về chị, Na có cảm xúc gì? (0,5 điểm) a. Xấu hổ vì có người chị tàn tật. b. Na vui và tự hào về chị mình . c. Buồn vì chị không được đi học d. Tủi thân vì có người chị tàn tật. Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu : Na giải thích:“Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. có tác dụng gì? (0,5 điểm) a. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu b. Đánh dấu lời đối thoại c. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp d.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 7: Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau: Na vui và tự hào về chị mình lắm. Câu 8: Gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Nết ước mơ được đi học như Na. Câu 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau. Trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu? Tối hôm ấy, cô giáo đến thăm Nết. (1điểm) .. Câu 10 “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” có mấy động từ? (1 điểm) a. 1 động từ, đó là : .. b. 2 động từ, đó là : .. c. 3 động từ, đó là : .. d. 4 động từ, đó là : .. Câu 11: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên ? (1điểm) B. VIẾT: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả hoặc một cây cho bóng mát. Đáp án Môn: Tiếng Việt Lớp 4 A. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc to, rõ tiếng, tốc độ 90 chữ/ phút. Ngắt nghỉ hơi đúng: 2 điểm - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm II. Đọc hiểu: 7 điểm Câu Đáp án đúng Điểm 1 B 0,5 điểm 2 A 0,5 điểm 3 B 0,5 điểm 4 C 0,5 điểm 5 B 0,5 điểm 6 B 0,5 điểm 7 Na vui và tự hào về chị mình lắm. 0,5 điểm 8 Nết ước mơ được đi học như Na. 0.5 điểm 9 - Trạng ngữ: Tối hôm ấy - Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nhắc đến trong câu 1 điểm 10 C. vẽ, cầm, đứng 1 điểm 11 HS tự nêu: VD: - Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; - Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành . 1 điểm B. Bài kiểm tra Viết 10 điểm + Viết được bài văn tả cây cối đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn kể chuyện. 8 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài. * Điểm chung toàn bài: (Điểm Đọc + điểm Viết ): 2 ĐỀ SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 4 A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) GV kiểm tra trong các tiết ôn tập GV cho HS gắp phiếu đọc một đoạn trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 29 đến tuần 35 và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. Đọc đoạn 3 Bài: Đường đi Sa Pa (TV4-T2- Tr 102 -103) Hỏi: - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng kỳ diệu” của thiên nhiên? Đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến (TV4-T2-Tr 107-108) Hỏi: - Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? Đọc đoạn 1 Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV4-T2-Tr 114) Hỏi: - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? II. Đọc hiểu: (7đ) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Buổi chợ trung du Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín. Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt. Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm. Ngô Tất Tố Cảnh chợ được miêu tả vào buổi nào? (0,5đ) (M1) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Bình minh B. Giữa trưa C. Hoàng hôn D. Đêm tối Không khí buổi chợ trung du như thế nào? (0,5đ) (M1) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Huyên náo B. Khẩn trương C. Cả hai câu trên đều đúng Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ huyên náo? (0,5đ) (M2) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp Chân bước thoăn thoắt Buổi chợ dần dần tươi sáng Các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây Có bao nhiêu loài vật xuất hiện trong bài? Đó là những loài vật nào? (0,5đ) (M2) Có hai loài vật. Đó là: lợn, gà Có ba loài vật. Đó là: lợn, gà, vịt Có bốn loài vật. Đó là: lợn, gà, vịt, chó Không có loài vật nào. Theo em, vì sao trong buổi chợ không ai nói to, cũng không ai nói nhiều mà cả khu rừng lại ầm ầm? (0,5đ) (M3) Viết câu trả lời của em: Câu: “Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.” cho em biết điều gì về buổi chợ trung du? (0,5đ) (M4) Viết câu trả lời của em: ... Theo em, các từ: eng éc, chíp chíp, cạp cạp, ăng ẳng có tác dụng gì? (1đ) (M1) Gợi tả hình ảnh Gợi tả âm thanh Gợi tả màu sắc Không gợi tả gì Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (1đ) (M2) Chủ ngữ trong câu: “Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.” là: A. Hương vị B. Hương vị thôn quê C. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ D. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào Tìm trạng ngữ trong câu: “Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi người đã đông nghìn nghịt.” và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (1đ) (M3) Viết câu trả lời của em: 10. Em hãy viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,) (1đ) (M4) “Mặt trời cuối thu nhô lên trên dãy núi” ..................................................................................................................................................................... Kiểm tra viết: (10đ) Chính tả: (Nghe – viết): (2đ) Cây đại thụ giữa đồng bằng Đầu làng Yên Thổ, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên có một cây Trôi cổ thụ. Dân làng không ai rõ cây trôi này tồn tại từ bao giờ. Chỉ ước chừng nó khoảng dăm bảy trăm năm tuổi. Trông xa, cây xòa tán tròn như mâm xôi, đường kính thân cây là hai mét, chu vi khoảng hơn sáu mét. Đặc biệt, trong kháng chiến, cây trôi này đã từng bị thực dân Pháp bắn một quả đạn moóc – chi – ê vào gốc cây làm cháy lõi trong thân cây. Theo Lưu Đức Ngô, Báo Thiếu niên Tiền Phong II. Tập làm văn: (8đ) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Gia đình em (hoặc gia đình em quen biết) có nuôi rất nhiều con vật (gà, vịt, ngan, ngỗng,), em hãy tả lại một con vật mà em yêu thích nhất. Đề 2: Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả lại một cây đã từng để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong em. Đáp án môn Tiếng Việt A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. ( 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điiểm - Trả
File đính kèm:
- bo_17_de_thi_cuoi_ki_2_tieng_viet_lop_4_sach_ket_noi_tri_thu.docx