Bộ 16 Đề thi cuối kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

docx 79 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 16 Đề thi cuối kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 16 Đề thi cuối kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

Bộ 16 Đề thi cuối kì 2 Lớp 3 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG.....................
Lớp:.
Họ và tên:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Môn thi: Tiếng việt Lớp 3
Ngày thi:..
Thời gian: 40 phút
1. Đọc thầm bài:
Cảnh làng Dạ
Mùa đông đã về thực sự rồi!
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Ma Văn Kháng
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây
Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1
A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Mùa xuân
D. Mùa đông
Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? M.1
A. Trườn xuống
B. Bò xuống
C. Xà xuống
D. Đổ xuống
Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? M.1
A. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ
B. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ
C. Những dải sỏi cuội dính đất
D. Những dải sỏi cuội gồ ghề
Câu 4: Câu: “Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi”. Thuộc kiểu câu gì? M.2
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. vì sao ?
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? M.1 1đ
6. Viết tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: M.2 1đ
a. Những đám mây .......................................................................................................................
b. Dòng suối .................................................................................................................................
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm) M.2 1đ
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:..............................................................................
- Từ ngữ chỉ sự vật:.................................................................................
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: M.3 1đ
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
2. Đọc thành tiếng: (4đ) (Sách Chân trời sáng tạo)
Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
1/ Mùa xuân đã về (Trang 66)
2/ Cảnh làng Dạ (Trang 89)
3/ Nắng phương Nam (Trang 78)
4/ Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 40)
II. Phần thi viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (4 điểm) ( 15 phút)
Cảnh làng Dạ
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. Tập làm văn: (6 điểm) ( 45 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói về một ngày Tết ở quê em.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
A
A
C
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? (1đ)
Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên
6. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1đ)
a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông.
b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh.
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm)
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhẵn nhụi, vui vẻ, vàng nhạt.
Từ ngữ chỉ sự vật: Sườn núi, mặt nước, tàu lá.
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu( 1 đ)
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
- Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
- Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?
ĐỀ SỐ 2
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 
Sách Chân trời sáng tạo
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. K hi biết sự tình ông già nói với cô bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh , hai cánh , ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?
Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.
B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.
C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.
Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? (0,5 điểm)
A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn.
B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.
C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ.
Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (0,5 điểm)
A. B iểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái.
B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .
C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Câu 5: Thông điệp được gửi gắm là gì? (1 điểm)
..........................................................................................................
Câu 6: Trong cuộc sống, em thể hiện sự hiếu thảo đối với người thân trong gia đình bằng những cách nào? (1 điểm)
.............................................................................................................
Câu 7: Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)
.............................................................................................................
Câu 8: Tìm từ ngữ có trái nghĩa với các từ sau: buồn bã, khó khăn. (0,5 điểm)
............................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa hồng. (1 điểm)
.............................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
(Theo Vũ Tú Nam)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn
Câu 2: (0,5 điểm)
B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
Câu 3: (0,5 điểm)
B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.
Câu 4: (0,5 điểm)
B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .
Câu 5: (1 điểm)
Thông điệp: gửi gắm câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo nên kì tích tuyệt vời.
Câu 6: (1 điểm)
HS liên hệ bản thân. Ví dụ: biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng ,...
Câu 7: (0.5 điểm)
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: dột nát, hiếu thảo, nhỏ, to, trắng.
Câu 8: (0.5 điểm)
- buồn bã – vui vẻ.
- khó khăn – thuận lợi/ dễ dàng.
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Vườn hoa hồng trải dài như một tấm lụa đỏ giữa vườn .
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
· 0,5 đ

File đính kèm:

  • docxbo_16_de_thi_cuoi_ki_2_lop_3_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx