Bộ 15 Đề thi giữa kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

docx 52 trang Ngọc Trâm 22/06/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 Đề thi giữa kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 15 Đề thi giữa kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

Bộ 15 Đề thi giữa kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4,0 điểm)
(Học sinh bốc thăm đoạn bài đọc và trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra).
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6,0 điểm) 
Đọc thầm văn bản sau:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (M1-0,5 điểm)
A. Cao lớn sừng sững.
B. Nhỏ bé mảnh mai.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (M1-0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (M2-0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (M2-0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (M2-1 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (M3-1 điểm)
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (M1-0,5 điểm)
A. thổi, đứng, cuốn trôi.
B. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (M1-0,5 điểm)
A. cây sồi
B. sông
C. thổi
D. bão
Câu 9. Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hoá? (M3-1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Tập làm văn: (10,0 điểm) (40 phút) 
Đề bài: Viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Kiểm tra đọc thành tiếng : 4,0 điểm
Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn từ 90-100 tiếng, trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt khoảng 90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (đọc sai không quá 5 tiếng): 1,0 điểm.
- Nghe hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0 điểm.
Lưu ý: Giáo viên tùy theo mức độ cho điểm phù hợp.
II. Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu: 6,0 điểm
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cao lớn sừng sững
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (1 điểm)
Cây sồi to lớn không nên coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Không nên coi thường người khác
Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (0,5 điểm)
A. thổi, đứng, cuốn trôi.
Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (0,5 điểm)
C. thổi
Câu 9. HS tìm được câu trong bài cho 1 điểm 
VD: Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình.
B. KIỂM TRA VIẾT: 10,0 điểm
Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung.
- Bố cục bài viết rõ ràng, đủ 3 phần
- Dùng từ và sắp xếp ý hợp lý; câu văn đúng ngữ pháp; diễn đạt chặt chẽ. 
- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả; trình bày bài viết sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 10.0 - 9,5- 6,0 - 5,5 - ... 1,5 - 1,0 - 0,5.
 ĐỀ SỐ 2
A. ĐỌC 
Đọc thầm và làm bài tập: 
MÙA THU
Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.
Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.
Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.
 Theo: Huỳnh Thị Thu Hương
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):
Câu 1. Bài văn tả mùa nào trong năm?
A. Mùa Xuân.
B. Mùa Đông.
C. Mùa Thu.
Câu 2. Hình ảnh nào không miêu tả mùa thu?
Những khu vườn đầy lá vàng xao động.
Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.
Tiết trời lạnh, sương giá phủ khắp vùng.
Câu 3. Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng là:
Nhẹ tênh; mỏng manh; trôi bồng bềnh; tròn vành vạnh.
Nhẹ tênh; mỏng manh; khuyết.
C. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.
Câu 4. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”?
A. Vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.
B. Vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn. 
C. Con đường bị lá cây phủ kín sắc vàng không nhìn ra được.
Câu 5. Nội dung của bài văn nói về điều gì?
A. Cảm nhận sự vui tươi háo hức của bạn nhỏ khi tới ngày khai trường.
B. Tả hoa, lá mùa thu.
C. Bạn nhỏ say đắm trước những sự thay đổi mà mùa thu đem tới cho cuộc sống.
Câu 6. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc. 
C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.
Câu 7. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu “Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ”.
- ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.” là:
- ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 9. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
- ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 10. Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? Vì sao? 
- ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 B. VIẾT 
Đề Bài viết: Viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh...) mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I . Đọc thành tiếng : 2 điểm 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 - 85 tiếng/phút): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0,5 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 0,5 điểm
(Tuỳ t

File đính kèm:

  • docxbo_15_de_thi_giua_ki_1_lop_4_mon_tieng_viet_sach_canh_dieu_c.docx