Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Đọc thầm và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc:

TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...

(Theo Nguyễn Duy Dương)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu

Câu 1. Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm: Trò chơi được nhắc đến trong bài là: .................................................................................................................................

Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì?

A. Bằng cái chai nhỏ B. Bằng vỏ trứng

C. Bằng túi D. Bằng vợt vải màn

Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì?

A. Làm đèn để học bài vào buổi tối

B. Làm đèn để dọa lũ con gái trong xóm

C. Làm những vật đẹp mắt để trang trí

D. Làm chiếc túi kì diệu có thể bay chập chờn như ma trơi để dọa trộm

Câu 4. Điền tiếp và chỗ chấm để được câu trả lời đúng.

Bài hát khiến anh bộ đội trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ là.......

Câu 5. Vì sao mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng?

Câu 6. Theo em, nội dung của bài đọc là gì?

Câu 7. Trong câu: “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.”, từ “chúng tôi” là:

  1. Đại từ thay thế
  2. Đại từ xưng hô
  3. Đại từ nghi vấn
  4. Danh từ dùng để xưng hô
docx 61 trang Ngọc Trâm 30/03/2025 1471
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
 Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 ĐỀ SỐ 1
Ngày kiểm tra: ..
 Điểm KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên: . NĂM HỌC: 2024 - 2025
 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 
Lớp: 5/..
 ĐỌC HIỂU
 THỜI GIAN: 25 phút
 Nhận xét Giám thị Giám khảo
 ĐỌC THẦM: 5 điểm 
 Em đọc thầm bài tập đọc “Quà tặng cho bạn nhỏ vùng lũ lụt” rồi trả lời câu hỏi. 
 Bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia ven biển, với bờ biển dài trên 3260km tải dài từ Bắc xuống Nam và gần một nữa 
dân số Việt Nam sống tại các tỉnh, thành ven biển. Biển Việt Nam có đa dạng hệ sinh thái và nhiều 
khoáng sản.
Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển thiếu bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm 
nghiêm trọng nguồn thủy sản, hệ sinh thái môi trường biển bị ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài 
nguyên và Môi trường đã có trên 70% lượng rác thải trên biển Việt Nam có nguồn gốc từ trong nước. Rác 
thải chủ yếu từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư, Việc xả nước thải, chất thải rắn 
không qua xử lý đã gây tổn thất lớn về đa dạng sinh vật biển gần bờ; các nhà khoa học ước tính có khoảng 
85 loài hải sản có mức độ nguy cấp và hơn 70 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam cần có những hành động thiết thực để bào vệ quyền và lợi ích quốc gia ở Biển Đông; 
khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển, tích cực bảo vệ môi trường biển vì sự phát triển bền 
vững của đất nước.
 Theo nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong 
./8đ Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất!
.../0,5đ Câu 1: Việt Nam là quốc gia ven biển vì? (M 1)
 A. Có đường bờ biển dài, dân sống ở ven biển đông.
 B. Có nhiều loài sinh vật biển nhất thế giới.
 C. Người dân rất có ý thức bảo vệ môi trường.
 D. Khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên biển hợp lí.
.../0,5đ Câu 2: Tình trạng nguồn thủy sản, các hệ sinh thái biển Việt Nam hiện nay như thế 
 nào?(M1)
 A. Ô nhiễm môi trường biển, đảo.
 B. Suy giảm nghiêm trọng.
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 C. Đang cạn kiệt.
 D. Gây những tổn thất lớn.
./0,5 Câu 3: Hơn 70 loài hải sản được đưa vào Sách đỏ Việt Nam vì? M1
 A. Chất rác thải từ trong nước.
 B. Ảnh hưởng của dầu mỏ và khí đốt.
 C. Môi trường biển bị ô nhiễm nặng.
 D. Do khac thác hải sản sai quy định.
.../0,5đ Câu 4: Người dân Việt Nam cần làm gì để bảo vệ môi trường biển? M1
 A. Tích cực bảo vệ môi trường.
 B. Bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia.
 C. Áp dụng khoa học kỹ thuật.
 D. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên biển.
.../1,0đ Câu 5: Em đã làm và sẽ làm những việc gì góp phần bảo vệ môi trường? M3
.../0,5đ
 Câu 6: Từ nào đồng nghĩa với từ bảo vệ? M1
 A. Giữ gìn B. Phá hoại C. Bi quan D. May mắn 
 Câu 7: Từ in đậm trong câu sau mang nghĩa: “ Áo của Trí bị rách ở tay.” M2
/0,5đ ..
 Câu 8: Trong câu sau có mấy kết từ, hãy viết ra: “ Môi trường biển của chúng ta ngày 
.../1,0đ càng bị ô nhiễm trầm trọng vì mọi người đã thải lượng lớn rác sinh hoạt và chất thải 
 công nghiệp xuống biển.” M2
 Câu 9: Gạch dưới các đại từ xưng hô trong đoạn thoại sau! M2
.../1,0đ“ Cường: - Cuối tuần này, cậu rảnh không?
 Trọng: - Tớ cũng rảnh, có việc gì không?
 Cường: Vậy hả, chúng mình đi đá banh nha!
.../1,0đ Câu 10 : Môi trường nơi thành phố em đang sống có bị ô nhiễm không? Nguyên nhân 
 ô nhiễm? M3
.../1,0đ
 Câu 11 : Đặt câu có sử dụng cặp kết từ “ Nhờnên”. M3
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
VIẾT: (Thời gian: 40 phút) 
 Đề bài: Em hãy viết bài văn kể chuyện sáng tạo về một câu truyện cổ tích mà em yêu thích !
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu Đáp án & hướng dẫn chấm Biểu điểm
 1 A. Đường bờ biển dài, dân sống ở ven biển đông. 0.5 điểm
 2 B. Suy giảm nghiêm trọng 0.5 điểm
 3 C. Môi trường biển bị ô nhiễm nặng. 0.5 điểm
 4 D. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyen biển. 0.5điểm
 5 Học sinh nêu được 1 ý sẽ đạt 0,5 điểm. 1 điểm
 6 A. Giữ gìn 0.5 điểm
 7 Từ tay mang nghĩa chuyển 0.5 điểm
 Các kết từ: của, vì, và.
 8 1 điểm 
 ( Trả lời đúng từ 1 đến 2 kết từ đạt 0,5 điểm)
 Các đại từ xưng hô: cậu, tớ, chúng mình.
 9 1 điểm
 (Gạch đúng từ 1 đến 2 đại từ đạt 0,5 điểm)
 Nhắc lại câu hỏi + trả lời 1 ý đạt 0,5 điểm.
 1 điểm 
 10 Nêu đúng 1 nguyên nhân đạt 0,5 điểm.
 11 Đặt câu đúng cặp kết từ phù hợp. 1 điểm
 Đối với câu 5, 9, 10, 11 tuỳ theo mức độ, trừ 0,5đ – 1đ đối với các lỗi: chính tả, hình thức câu.
1) Hình thức: (3 điểm)
a) Bài văn đúng yêu cầu về kiểu, Bài văn đúng yêu cầu về kiểu, loại kể chuyện sáng tạo 1 điểm
loại văn kể chuyện. (1 điểm)
 +Bài văn có bố cục rõ ràng, trình bày đúng hình thức gồm 3 1 điểm
 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b) Bài văn có bố cục rõ ràng. 
 + Bài văn có bố cục nhưng trình bày chưa rõ ràng. 0,5 điểm
 (1 điểm)
 + Bài văn trình bày chưa đúng bố cục. (Cả bài trình bày 1 0 điểm
 đoạn)
c) Các câu, đoạn trong bài văn + Các câu, đoạn văn viết theo trình tự quan sát hợp lí. 0,5 điểm
được trình bày hợp lí; có sự liên + Các câu, các đoạn văn có sự liên kết. 0.5 điểm
kết. (1 điểm) + Các câu, các đoạn văn chưa có sự liên kết. 0 điểm
2) Nội dung: (4 điểm)
a) Bài văn thể hiện đúng yêu cầu.(1 điểm)
 + Bài văn đúng chủ đề (kể chuyện). 1 điểm
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
b) Bài văn tả được những đặc điểm nổi bật của cảnh được tả. (3 điểm)
- Kể đúng các sự việc chính của - Kể đúng các sự việc chính của cốt truyện 1 điểm
cốt truyện. - Bài văn thể hiện đủ ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, 0,5 điểm
 (1 điểm) các sự việc được kể còn chung chung, chưa sáng tạo
 - Sử dụng từ ngữ sáng tạo để kể, lời lẽ diễn đạt gãy gọn, 1 điểm
- Sử dụng chi tiết kể chuyện sáng 
 mạch lạc.
tạo phù hợp.
 - Chưa sử dụng từ ngữ kể chuyện nhiều hay còn đơn điệu. 0,5 điểm
 (1 điểm)
 Các ý diễn đạt rời rạc, lủng củng
 - Bài làm có sáng tạo , chọn được các sự việc đặc sắc của 1 điểm
- Kể những sự việc tiêu biểu đặc 
 chuyện để kể.
sắc .
 - Bài làm chưa có ấn tượng, chưa chọn được cácsự việc đặc 0 điểm
 (1 điểm)
 sắc của chuyện để kể;
3) Kĩ năng: (3 điểm)
a) Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, viết + Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. 1 điểm
đúng chính tả. + Chữ viết chưa rõ ràng, chính tả sai từ 5 lỗi. 0,5 điểm
 (1 điểm) + Chữ viết chưa rõ ràng, sai từ 5 lỗi chính tả. 0 điểm
b) Kĩ năng dùng từ diễn đạt câu. + Dùng từ ngữ phù hợp, câu văn đủ ý, ngắt câu hợp lí. 1 điểm
 (1 điểm) + Dùng từ ngữ chưa phù hợp. 0,5 điểm
 + Câu văn còn lủng củng, chưa ngắt câu hợp lí. 0 điểm
c) Bài viết có tính sáng tạo, nổi + Có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa và diễn đạt câu phù 1 điểm
bật, mang nét riêng trong cách hợp. 
dùng từ và diễn đạt câu. + Có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa nhưng diễn đạt câu 0.5 điểm
 (1 điểm) chưa phù hợp.
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 ĐỀ SỐ 2
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN . ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5
 TRƯỜNG TIỂU HỌC  NĂM HỌC: 2024 - 2025
 Môn: Tiếng Việt
 (Thời gian: 35 phút, không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: Lớp:
 ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
A. KIỂM TRA ĐỌC
PHẦN 1. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Đọc thầm và trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc: 
 TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM
 Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng 
vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến 
tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm 
con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là 
thú chơi giản dị như thế!
 Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn 
con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. 
Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: 
phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật 
nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ 
chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào 
vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn 
chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
 Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ 
Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao 
ước trở lại tuổi ấu thơ...
 (Theo Nguyễn Duy Dương)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu 
Câu 1. Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm: Trò chơi được nhắc đến trong bài là: 
.................................................................................................................................
Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? 
 A. Bằng cái chai nhỏ B. Bằng vỏ trứng
 C. Bằng túi D. Bằng vợt vải màn
Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? 
 A. Làm đèn để học bài vào buổi tối
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 B. Làm đèn để dọa lũ con gái trong xóm 
 C. Làm những vật đẹp mắt để trang trí
 D. Làm chiếc túi kì diệu có thể bay chập chờn như ma trơi để dọa trộm
Câu 4. Điền tiếp và chỗ chấm để được câu trả lời đúng.
Bài hát khiến anh bộ đội trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ là.......
Câu 5. Vì sao mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng?
Câu 6. Theo em, nội dung của bài đọc là gì?
Câu 7. Trong câu: “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi 
học tối.”, từ “chúng tôi” là:
 A. Đại từ thay thế
 B. Đại từ xưng hô
 C. Đại từ nghi vấn
 D. Danh từ dùng để xưng hô
Câu 8. Từ “nghịch ngợm” trong câu “Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng 
qua đi.” thuộc từ loại:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Kết từ
Câu 9. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “trẻ nít”
Câu 10. Đóng vai là bạn nhỏ trong bài viết 1 đến 2 câu nêu tình cảm, cảm xúc về trò chơi đom 
đóm trong đó có sử dụng đại từ.
PHẦN 2. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi một đoạn văn, đoạn thơ trong bài đọc ngoài sách giáo khoa (tốc độ 
đọc khoảng 90-100 tiếng/phút).
Trả lời câu hỏi để nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có nghĩa trong đoạn 
văn đã đọc. Hiểu nội dung chính của đoạn văn, đoạn thơ.
 PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Đề 1
 Bàn tay thân ái
 Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo 
lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng 
gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như 
bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn 
dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Câu hỏi: Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là ai?
 PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Đề 2
 BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
 Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, 
mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành 
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. 
Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra 
rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng 
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng 
 gọi nhau í ới.
 Câu hỏi: Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào?
 PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Đề 3
 Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ
 Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của 
mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa 
đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến 
sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước.
 May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh 
xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh 
mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.
 Câu hỏi: Vì sao anh Bẩm bị giặc tra tấn dã man? 
 PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Đề 4
 LÍ TỰ TRỌNG
 Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy 
 xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta 
 đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh 
 cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị 
 giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người 
 coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
 Câu hỏi: Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?
 PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG
 Đề 5
 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua 
 khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên 
 như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng 
 người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo 
 xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác, tất cả gợi lên ngay từ 
 phút đầu những nét giản dị, thân mật.
 Câu hỏi: Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
 B. Kiểm tra Viết
 Chọn một trong hai đề sau:
 Đề 1: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật 
 trong câu chuyện đó.
 Đề 2: Viết bài văn tả một phong cảnh mà em thích.
 DeThiTiengViet.com Bộ 14 Đề thi Tiếng Việt 5 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - 
 DeThiTiengViet.com
 ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM
A. KIỂM TRA ĐỌC
PHẦN 1. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (7 ĐIỂM) 
 Câu 1. (0,5 điểm) Đom đóm
 Câu 2. (0,5 điểm) D
 Câu 3. (0,5 điểm) D 
 Câu 4. (0,5 điểm) Đom đóm 
 Câu 5. (1 điểm) Mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng vì cái túi bằng vỏ trứng bên trong 
có đom đóm được “thả” vào vườn theo gió mà bay chập chờn như ma trơi.
 Câu 6. (1 điểm) Nội dung bài đọc: Kể về kỷ niệm tuổi thơ của tác giả khi chơi trò bắt đom 
đóm cùng bạn bè và nỗi nhớ nhà, nhớ về tuổi thơ hồn nhiên đã qua.
 Câu 7: (0,5 điểm) B
 Câu 8. (0,5 điểm) C
 Câu 9. (1 điểm) Từ đồng nghĩa là: trẻ con, trẻ nhỏ, con nít
 Câu 10. (1 điểm)
 Mình rất thích trò chơi bắt đom đóm. Mỗi tối chúng mình lại háo hức ra bờ ao, vui đùa cùng 
những ánh sáng nhỏ lấp lánh. 
PHẦN 2. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi một đoạn văn, đoạn thơ trong bài đọc ngoài sách giáo khoa 
(tốc độ đọc khoảng 90-100 tiếng/phút).
 Trả lời câu hỏi để nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có nghĩa trong 
đoạn văn đã đọc. Hiểu nội dung chính của đoạn văn, đoạn thơ.
B. Kiểm tra Viết (10 điểm)
Yêu cầu chung:
 + Bố cục: Bài văn viết đủ 3 phần với cấu trúc từng phần rõ ràng: 2 điểm
 + Nội dung bài viết đúng yêu cầu đề bài, trình tự bài viết hợp lý, lôgic, lời văn tự nhiên, 
chân thực, có cảm xúc, giàu hình ảnh. 6 điểm
 + Kĩ năng: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày bài 
sạch sẽ: 2 điểm
 Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với 
thực tế bài viết.
 DeThiTiengViet.com

File đính kèm:

  • docxbo_14_de_thi_tieng_viet_5_chan_troi_sang_tao_giua_ki_1_nam_h.docx