Bộ 14 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

docx 49 trang Ngọc Trâm 22/06/2024 951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)

Bộ 14 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
Trường Tiểu học ......................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
 Lớp: 4 .......................................... Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu)
 Họ và tên: ................................... . Thời gian: 30 phút 
Đọc thành tiếng

Đọc hiểu
Nhận xét
..................................................................
Tổng điểm đọc
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Đọc thầm bài " Cây xoài ". Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6
Câu 1. Ai đã trồng cây xoài? M1 (0,5 điểm)
a. Ông bạn nhỏ.
b. Mẹ bạn nhỏ.	
c. Ba bạn nhỏ.
Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? M1 (0,5 điểm)
a. Vì chú không thích ăn xoài.
b. Vì xoài năm nay không ngon.
c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?M1 (0,5 điểm)
a. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
b. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì. 
c. Vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? M1(0,5 điểm)
a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?M1 (0,5 điểm)
a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
b. Bài học về cách sống tốt ở đời.
c. Không nên chặt cây cối.
Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? M1(0,5 điểm)
a. Tức giận.
b. Vui vẻ.
c. Không nói gì.
Câu 7: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau (M2 – 1đ)
 Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê . Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
Câu 8: Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu: (M2 – 1đ)
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ)
 Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1 
Câu 2 
Câu 3
Câu 4 
Câu 5 
Câu 6
C
C
A
B
B
A
TỰ LUẬN:
Câu 7: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau (M2 – 1đ)
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê . Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
Câu 8: Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu: (M2 – 1đ)
A

B
Người ta


là một ngọn tháp xanh.
Mỗi cây thông

ngân nga.
Tiếng sáo diều

bơi lội tung tăng.
Đàn cá bảy màu

thường trồng hoa giấy để làm cảnh.
 
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ) 
 Ba tôi / về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
 CN VN
ĐỀ SỐ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm - 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
 Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII.
 Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.
 Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.
 Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...
 Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam. 
 (Nguyễn Liêm)
Câu 1: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông là ai?
A. Là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
B. Là nhà quân sự nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
C. Là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
D. Là một thầy giáo nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
Câu 2: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?
A. Có sức mạnh hơn người B. Thông minh, học rộng
C. Tài năng xuất chúng D. Biết nhiều kiến thức
Câu 3: (M1-1đ) Khi còn trẻ, Hải Thượng Lãn Ông gặp phải điều gì?
Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao ông quyết định học nghề y?
A. Vì để chữa bệnh cứu mẹ
B. Vì để thỏa mãn đam mê, ước mơ của mình
C. Vì nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời
D. Vì để được mọi người trọng dụng, kính mến
Câu 5: (M2-0,5đ) Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
Câu 6: (M3-1đ) Điều tác giả muốn nói qua bài đọc là gì?
Câu 7: (M1-0,5đ) Đâu là tính từ? 
 A. thông minh      B. đi lại         C. thầy thuốc      D. dầu đèn
 Câu 8: (M1-1đ) 
1) Danh từ riêng trong câu“Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông.’’ là:
A. đứa trẻ      B. người         
C. Hải Thượng Lãn Ông D. người thuyền chài
2) Trạng ngữ trong câu “Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị.’’ là: 
A. Một người thuyền chài nghèo     B. Có lần        
C. Đứa con nhỏ     D. không có tiền chữa trị
Câu 9: (M2-1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. 
Câu 10: (M3-0,5đ) Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm - 35 phút)
Tả một con vật được nuôi ở nhà em.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
* GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập giữa học kì II (tuần 27).
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc (ngoài SGK) do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng.
 + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Cách đánh giá, cho điểm:
a) Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ
b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
c) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1: (0,5đ) C
Câu 2: (0,5đ) B
Câu 3: (1đ) Khi còn trẻ, ông bị ốm nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi.
Câu 4: (0,5đ) C
Câu 5: (0,5đ) Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông còn nghiên cứu, viết nhiều sách có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử nên ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
Câu 6: (1đ) Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thức tự học để trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta.
Câu 7: (0,5đ) A
Câu 8: (1đ) Khoanh đúng mỗi câu ghi 0,5đ: a) C b) B
Câu 9: (1đ) Trả lời đúng chủ ngữ 0,5đ, vị ngữ 0,5đ.
Chủ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông
Vị ngữ: cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử
Câu 10: (0,5đ) HS đặt câu theo đúng yêu cầu ghi 0,5đ.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm:
- HS viết được bài văn tả một con vật được nuôi ở nhà em.
- GV cho điểm thành phần như sau:
+ Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học: 5đ
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2đ (Nếu HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên thì mỗi lỗi trừ 0,25đ).
+ Dùng từ, đặt câu: 2đ
+ Sáng tạo: 1đ.
ĐỀ SỐ 3
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2 điểm)
II. ĐỌC HIỂU (8 điểm)
 SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát trên sân. Đang chơi, cậu bỗng thấy một tảng đá lớn nằm chềnh ềnh giữa đường phía trước. Sợ bị vấp ngã, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn nằm im ở chỗ cũ. Cậu bất lực ngồi òa xuống khóc. Thấy vậy bố cậu bèn ra hỏi:
- Con trai, con đã dùng hết sức mình nâng tảng đá lên chưa?
Cậu bé rấm rứt gật đầu:
- Con đã cố gắng hết sức mà tảng đá không hề di chuyển.
- Chưa đâu con ạ! Con chưa nhờ bố giúp phải không nào? Nào, bố sẽ giúp con.
Nói rồi, hai bố con nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông ôm lấy con trai và bảo:
- Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng

File đính kèm:

  • docxbo_14_de_thi_giua_ki_2_lop_4_mon_tieng_viet_sach_canh_dieu_c.docx