Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

docx 78 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4/2
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
 Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 
 ( Theo Trinh Đường )
Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt
 Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.
Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh. 
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
D. Vì chú làm diều rất đẹp.
Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?
 A. 11 tuổi. B. 12 tuổi. C. 13 tuổi D. 14 tuổi.
Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .
Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”?
 Tính từ: 
Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ .... trong câu sau cho phù hợp nhất?
 Ông mặt trời chầm chậm . lên sau dãy núi.
Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì?
 A. Có tài và có tiếng tăm 
 B. Có tài năng và trí tuệ
 C. Có tài năng và đức độ 
 D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn: 
 “Những vì sao sáng lấp lánh.”
Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân?
.
.
 Tập làm văn ( 35 phút)
 Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4/2
 Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt 
 Đáp án: Câu 1: D Câu 4: C
 Câu 2: C Câu 8: B
 Câu 3: B 
Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.
Câu 6. Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.
Câu 7: nhô.
Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
ĐỀ SỐ 2
UBND HUYỆN ..................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 
 I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi:
Thăm số 1: ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Câu hỏi: Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (Làm nghề bán diêm.)

Thăm số 2: ĐỒNG TIỀN VÀNG
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng. 
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Câu hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao)

Thăm số 3: MỘT VIỆC NHỎ THÔI 
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Câu hỏi: Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?
(Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những)

Thăm số 4: MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Câu hỏi: Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ? (Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.)

Thăm số 5: MỘT VIỆC NHỎ THÔI 
Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ ?(Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.)
Thăm số 6: VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : 
- Bà ơi !
 Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
 - Cháu đã về đấy ư ?
 Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
 - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
 Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. 
Câu hỏi: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ? (Yên lặng)

Thăm số 7: VỀ THĂM BÀ
- Cháu đã ăn cơm chưa ?
	- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục :
 - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !
	Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
 Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Câu hỏi: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? 

Thăm số 8: QUÊ HƯƠNG
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...
Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện t

File đính kèm:

  • docxbo_14_de_thi_cuoi_ki_1_tieng_viet_lop_4_sach_ket_noi_tri_thu.docx