Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC.. ĐỀ GIỚI THIỆU BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN KT ĐỌC) – LỚP 3 (Gồm 02 trang) Họ và tên: Lớp 3 Trường Tiểu học Đồng Cẩm Điểm Nhận xét của giáo viên .. .. .. A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (4 điểm): . II. Đọc hiểu (6 điểm) - Thời gian: 30 phút Món quà đặc biệt Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp đặc biệt được chị nắn nót viết: Ngắm nghĩa tấm thiệp, băn khoăn: - Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! - Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không? - A, bố rất đẹp trai nữa ạ! Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quà “bí mật” tặng bố đã xong. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu. - Bố ơi Bố nhìn hai chị em. - Hai chị em sao thế? - Chúng con - Chúc mừng sinh nhật bố! Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã: - Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa. Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng: - Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con. Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà. (Phong Điệp) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Câu 1, 2, 3, 4, 6, 7) và thực hiện theo yêu cầu dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm). Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? A. Tính rất hiền, nói rất to B. Ngủ rất nhanh, ghét nói dối, yêu mẹ C. Tính rất hiền, ghét nói dối, yêu mẹ, nói rất to, ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon. D. Tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon Câu 2 (0,5 điểm). Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? A. băn khoăn B. đăm chiêu C. hồi hộp D. ngạc nhiên Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? A. Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp. B. Người chị rơm rớm nước mắt vì nghĩ rằng bố không thương mình. C. Người chị rơm rớm nước mắt cho rằng cả hai chị em cần phải mua quà tặng bố. D. Người chị rơm rớm nước mắt vì không tự làm được bánh sinh nhật tặng bố. Câu 4 (0,5 điểm). Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? A. Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Sau đó bố viết tấm thiệp để cảm ơn hai chị em. B. Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa. Câu 5 (1 điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 1 - 2 câu. Câu 6 (0,5 điểm). Dòng nào sau đây toàn là các từ chỉ sự vật? A. món quà, hì hụi, tấm thiệp, chị em, nắn nót B. đẹp trai, cắm cúi, máy tính, ngạc nhiên, bố mẹ C. bố, mẹ, món quà, tấm thiệp, máy tính D. người thân, gia đình, món ăn, hiền lành Câu 7 (0,5 điểm): Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ sau: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. A. mực - đen B. đèn - sáng C. mực - đèn D. đen - sáng Câu 8 (0,5 điểm): Nối các dòng câu ở cột A với dòng tương ứng ở cột B: Cột A Cột B 1. Hai chị em đều là những đứa trẻ ngoan. A. Câu kể B. Câu khiến 2. Hai chị em sao thế? 3. A, bố rất đẹp trai nữa ạ! C. Câu cảm 4. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! D. Câu hỏi Câu 9 (0,5 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào các câu sau: Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố - Đúng đấy, con ạ! – Bố Tuấn đáp - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao Câu 10 (1 điểm): Đặt một câu cảm phù hợp để thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho món quà mà em ao ước từ lâu. Đáp án: Câu số Đáp án Điểm Câu 1 C. Tính rất hiền, ghét nói dối, yêu mẹ, nói rất to, ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon. 0,5 điểm Câu 2 D. ngạc nhiên 0,5 điểm Câu 3 A. Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp. 0,5 điểm Câu 4 a) S b) Đ 0,5 điểm Câu 5 HS viết từ 1 - 2 câu đúng 0,5 điểm Câu 6 C. bố, mẹ, món quà, tấm thiệp, máy tính 0,5 điểm Câu 7 D. đen - sáng 0,5 điểm Câu 8 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B. 0,5 điểm Câu 9 Điền đúng dấu câu thích hợp vào các câu. 0,5 điểm Câu 10 Đặt một câu cảm phù hợp, điền đúng dấu chấm than. 1 điểm B. KIỂM TRA VIẾT I. Viết chính tả (4 điểm): Đồ đạc trong nhà (Trích) Em yêu đồ đạc trong nhà Cùng em trò chuyện như là bạn thân. Cái bàn kể chuyện rừng xanh Quạt nan mang đến gió lành trời xa. Đồng hồ giọng nói thiết tha Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau. Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui. (Phan Thị Thanh Nhàn) II. Luyện viết đoạn (6 điểm): HS viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 7 câu) về một trong các nội dung sau: Viết đoạn văn ngắn để tả về một đồ vật mà em thích nhất. Gợi ý: 2. Viết đoạn văn ngắn để nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người bạn. Gợi ý: 3. Viết đoạn văn ngắn để nêu tình cảm, cảm xúc đối với người thân. Gợi ý: - Người thân mà em muốn kể đến là ai? - Người đó có những cử chỉ, việc làm nào gợi cảm xúc cho em? - Tình cảm của em với người đó như thế nào? HẾT ĐỀ SỐ 2 Họ và tên: SBD Phòng thi ............... Lớp: Giám thị . . MÃ PHÁCH : TRƯỜNG TH MÃ PHÁCH: ĐIỂM . ngày tháng năm 2023 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3 ( Thời gian 40 phút ) PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Đọc thành tiếng (4 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Cứu hộ trên biển Đêm đó, gió thổi dữ dội, bầu trời tối đen như mực. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. Trước khi tàu bị chìm, các thủy thủ đã kịp phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tin khẩn, đội trưởng đội tàu cứu hộ đã nhanh chóng rung chuông báo động, tất cả mọi người dân vội tập trung tại bãi cát. Một giờ sau, tàu cứu hộ lờ mờ xuất hiện trong màn sương mù. Người dân làng chài vui mừng chạy ra chào đón. Tàu cứu hộ đã cứu được gần như tất cả mọi người gặp nạn nhưng có một vài người tình nguyện ở lại trên biển vì con tàu đã quá tải. Nếu chở thêm họ, có thể tàu sẽ bị chìm. Thuyền trưởng cuống cuồng kêu gọi một đội tình nguyện khác đến ứng cứu những người bị bỏ lại ở biển. Cậu bé Han 14 tuổi có anh trai còn đang trên biển bước tới tình nguyện tham gia. Mẹ cậu vội níu tay cậu, nói với giọng van xin rằng cha cậu đã chết trong một vụ đắm tàu cách đây 10 năm, anh trai cậu còn chưa biết sống chết ra sao và cậu là tất cả những gì còn lại của bà. Nhưng Han vẫn quyết tâm ra đi vì anh cậu đang đối mặt với nguy hiểm, chỉ chờ người ứng cứu. Hơn một giờ sau cậu sung sướng báo tin cho mẹ đã tìm thấy mọi người trong đó có cả anh trai cậu. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: (M1) Chiếc tàu đánh cá gặp phải chuyện gì? (0.5đ) A. Bị va vào đá ngầm. B. Bị thủng đáy. C. Bị bão đánh lật úp. D. Bị mắc kẹt trên một hòn đảo. Câu 2: (M1) Tàu cứu hộ đã cứu được những ai? (0.5đ) A. Tất cả mọi người gặp nạn. B. Tất cả phụ nữ gặp nạn. C. Tất cả trẻ em và phụ nữ gặp nạn. D. Gần như tất cả mọi người gặp nạn, còn một vài người tình nguyện ở lại trên biển vì tàu quá tải. Câu 3: (M2) Vì sao cậu bé Han tình nguyện tham gia đội cứu hộ? (0.5đ) A. Vì cậu thích mạo hiểm. B. Vì ở đó có anh trai cậu. C. Vì cậu muốn khẳng định bản thân mình. D. Vì cậu muốn cứu tất cả mọi người tình nguyện ở lại trên biển trong đó có anh trai cậu đang gặp nguy hiểm. Câu 4: (M3) Cậu bé Han trong câu chuyện là người như thế nào? (0.5đ) Câu 5: (M2) Chọn các câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B: (1đ) B A 1. Anh của Han đã gặp chuyện gì? a. Câu kể 2. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. b. Câu hỏi 4. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng! c. Câu cảm d. Câu khiến 3. Mẹ hãy để con tham gia tình nguyện! Câu 6: (M2) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống (1đ) Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa nhà mình cúc thược dược hồng nhung cát cánh,. Câu 7: (M1) Câu nào chỉ gồm những từ ngữ về thư viện? (0.5đ) A. Người đọc, sách, báo, học sinh, thủ thư, giá sách. B. Người mượn, người đọc, truyện, mượn sách, cô giáo. C. Thẻ thư viện, tìm sách, trả sách, báo, thủ thư, người đọc. Câu 8: (M3) Đặt câu có hình ảnh so sánh (1đ): . Câu 9: (M2) Câu nào gồm các từ chỉ đặc điểm (0.5đ): A. Long lanh, ngọt lịm, lo lắng, cầu vồng, voi con. B. Vàng óng, bé xíu, dẻo dai, hiền lành, lấp lánh. C. Ồn ào, náo nhiệt, ấm áp, cắt tỉa, hạt mưa. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ): I. Chính tả (4đ): Nắng trưa Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân thấy rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng câu hát ru em cất lên từng tiếng ạ ời. II. Tập làm văn (6đ): Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em. Đáp án II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: Cậu bé Han là một người dũng cảm, yêu thương mọi người, yêu thương người thân của mình sẵn sàng xả thân cứu người. Câu 5: 1-b, 2-a, 3-d, 4-c Câu 6: Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa nhà mình : cúc , thược dược , hồng nhung , cát cánh,. Câu 7: C Câu 8: Câu 9: B ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN Vào một ngày tr
File đính kèm:
- bo_14_de_thi_cuoi_ki_1_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_thu.docx