Bộ 13 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

docx 58 trang Ngọc Trâm 23/06/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 13 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 13 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)

Bộ 13 Đề thi giữa kì 2 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
TRƯỜNG TH&THCS . 	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 	MÔN: TIẾNG VIỆT
 A. KIỂM TRA ĐỌC
 	I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (2 điểm) 1 phút/ học sinh
Giáo viên chọn một đoạn (khoảng 90 tiếng) của một trong các bài tập đọc sau và cho học sinh bốc thăm đọc đoạn theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi có liên quan.
"
Bài 1: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh (Trang 8 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 2: Trong ánh bình minh (Trang 21 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 3: Món ngon mùa nước nổi (Trang 29 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 4: Mùa hoa phố Hội (Trang 36 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 5: Độc đáo Tháp Chăm (Trang 44 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 6: Buổi sáng ở Hòn Gai (Trang 51 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 7: Hoa cúc áo (Trang 55 - TV4/ Tập 2)
"
Bài 8: Về lại Gò Công (Trang 684 - TV4/ Tập 2)
"
TRƯỜNG TH&THCS 	 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
HỌ VÀ TÊN: ................................... 	 
LỚP: ......... 	 MÔN: TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN: 40 PHÚT (không kể phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (8 điểm)
Đọc bài văn sau và làm bài tập: 
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
 Mai Duy Quý

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng các câu 1 đến câu 6 và làm các bài tập còn lại. (8 điểm)
Câu 1. (0.5 điểm). Ai đã trồng cây xoài? M1 (0.5 điểm)
A. Ông bạn nhỏ.	B. Mẹ bạn nhỏ.	C. Ba bạn nhỏ.
Câu 2. (0.5 điểm). Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? M1 (0.5 điểm)
A. Vì chú không thích ăn xoài.
B. Vì xoài năm nay không ngon.
C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
Câu 3. (0.5 điểm). Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?M1 (0.5 điểm)
A. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
B. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, 
C. Vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 4. (0.5 điểm). Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? M1(0.5 điểm)
A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
Câu 5. (1 điểm). Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?M1 (1 điểm)
A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
B. Bài học về cách sống tốt ở đời.
C. Không nên chặt cây cối.
Câu 6. (1 điểm). Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? M1(1 điểm)
A. Tức giận.	B. Vui vẻ.	C. Không nói gì.
Câu 7.(1 điểm). Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau (M2 – 1đ)
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê. Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
Câu 8. (2 điểm). Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu: (M2 – 2đ)
Câu 9. (1 điểm). Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ)
 Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
TRƯỜNG TH&THCS.. 	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
HỌ VÀ TÊN: ................................... 	
LỚP: ......... 	 MÔN: TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN: 40 PHÚT (không kể phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................

KIỂM TRA VIỂT (10 điểm)
TẬP LÀM VĂN: (40 phút)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả về một loài cây mà em thích nhất.
TRƯỜNG TH&THCS
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) - Lớp 4 
1. Đọc thành tiếng: 2 điểm (Thời gian tùy vào số lượng học sinh)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, đọc rành mạch, trôi chảy; Biết ngắt nghỉ sau các cụm từ rõ nghĩa; Giọng đọc biểu cảm; Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút: 2 điểm
- Đọc sai 1 – 2 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 1- 2 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu: 1.5 điểm
- Đọc sai 3 – 4 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 3- 4 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chậm so với yêu cầu: 1 điểm
Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh của lớp mà chấm điểm cho phù hợp.
---------------------HẾT---------------------
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 8 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Ý đúng
C
C
A
B
B
A
Điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 7. (1 điểm). Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau.
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê. Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Câu 8. (1 điểm). Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu.
( Mỗi ý đúng họ cinh đạt 0.5 điểm).
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ)
CN
VN
Ba tôi / về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
 Tập làm văn: 10 điểm 
Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm.
+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã học.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Gợi ý hướng dẫn chấm chi tiết:
- Phần mở bài: 2 điểm
	+ Giới thiệu chung về cây: Cây tên gì?, cây được trồng ở đâu, do ai trồng, được trồng vào thời gian nào.
-Phần thân bài: 4 điểm
	+ Tả được bao quát cây cối. 
	+ Miêu tả từng chi tiết của cây: Hình dáng, kích thước, các bộ phận và thời kì phát triển của cây miêu tả.
-Phần kết bài: 2 điểm
 + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,. hoặc liên hệ với người, vật có liên quan đến cây mình miêu tả.
- Chữ viết, chính tả 0.5 điểm
- Dùng từ, đặt câu 0.5 điểm
- Sáng tạo, cảm xúc (1 điểm)
 (Chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 0.5 điểm toàn bài ).
 	 (Tuỳ theo đối tượng học sinh của lớp mà giáo viên chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài văn có tính sáng tạo, không rập khuôn).
ĐỀ SỐ 2
Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CHIẾC LÁ
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.
B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.
C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhận xét nào sau đây nêu đúng đặc điểm chiếc lá trong câu chuyện?
A. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc sống tươi đẹp rực rỡ đầy hương sắc.
B. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc đời bình dị nhưng rất ý nghĩa.
C. Nhỏ bé nhưng kiêu căng sống một cuộc đời rất bình thường.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?
A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.
B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa.
C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.
B. Vật bình thường mới đáng quý.
C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
Câu 5 (2,0 điểm). Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.
b. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
Câu 6 (2,0 điểm). Nối các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao ở cột trái với nội dung, ý nghĩa ở cột phải sao cho tương ứng.
1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
a. Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.
2. Cái nết 

File đính kèm:

  • docxbo_13_de_thi_giua_ki_2_lop_4_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx