Bộ 11 Đề thi giữa kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 11 Đề thi giữa kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 11 Đề thi giữa kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Bài hát trồng cây Ai trồng cây, Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say. Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay. Ai trồng cây Người đó có bóng mát Trong vòm cây Quên nắng xa đường dài. Ai trồng cây Người đó có hạnh phúc Mong chờ cây Mau lớn theo từng ngày. Ai trồng cây Em trồng cây Em trồng cây (Bế Kiến Quốc) – Trả lời câu hỏi: Trồng cây đem lại lợi ích gì cho con người? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Đôi bạn Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: – Ai hát đấy? Có tiếng trả lời: – Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp Bê nói: – Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. (Theo Nguyễn Kiên) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Búp Bê làm những việc gì? a. Quét nhà, học bài. b. Ca hát. c. Cho lợn, gà ăn. d. Quét nhà, rửa bát, nấu cơm. 2. Dế Mèn hát để làm gì? a. Luyện giọng hát hay. b. Thấy bạn vất vã, hát để tặng bạn. c. Khuyên bạn không làm việc nữa. d. Cho bạn biết mình hát hay. 3. Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì? a. Cảm ơn Dế Mèn. b. Ca ngợi Dế Mèn. c. Thán phục Dế Mèn. d. cảm ơn và khen ngợi Dế Mèn. 4. Vì sao Búp Bê cảm ơn Dê Mèn? a. Vì Dế Mèn đã hát tặng Búp Bẽ b. Dế Mèn thấy thương Búp Bê vất vả. c. Tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hết mệt. d. Tất cả các ý trên. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Dậy sớm (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 76) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về em và lớp em. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: d Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: d B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về em và lớp em. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Giới thiệu tên và nơi ở của em. – Giới thiệu về lớp của em. – Kể về sở thích của em. – Kể về ước mơ của em. Bài tham khảo Em tên là Hổ Quỳnh Anh, ở tại phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Hòa Bình. Lớp học của em gồm ba mươi tám bạn. Chúng em rất đoàn kết, thân thiện cùng nhau. Em và các bạn đều rất thích học môn Toán và môn Mĩ thuật. Em ước mơ sau này sẽ trở thành một kiến trúc sư để thiết kế nên những ngôi nhà xinh xắn, những biệt thự sang trọng mà em đã từng được nhìn thấy ở thành phố quê em. ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Người mẹ hiền (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 63) – Đọc đoạn 1 và 2. – Trả lời câu hỏi: Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Bàn tay dịu dàng (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 66) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Vì sao An nghỉ học mấy ngày liền? a. Bị ốm. b. Bà An mất. c. Bị thầy giáo phạt. d. Không thích đi học. 2. Thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài, vì: a. Gia đình An có chuyện buồn, thầy thông cảm cho An. b. An bị ốm. c. Thầy không muốn phê bình An vì bạn ấy học rất giỏi. d. Thầy giáo không quan tâm đến An. 3. Tìm những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An. a. Nhẹ nhàng xoa đầu. b. Bàn tay thầy dịu dàng, c. Đầy trìu mến, thương yêu. d. Tất cả các ý trên. 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “lặng lẽ” trong bài? a. trầm ngâm. b. vắng vẻ. c. hiền từ. d. Không có từ nào. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Mảnh trời dưới mặt hổ (trích) Kìa ông mặt trời Đang say sưa tắm Em chìa tay nắm Đã lặn mất tiêu. Ngay đến con diều Đang bay đang lượn Em đưa tay xuống Đi mất đâu rồi? (Theo Nguyễn Thái Dương) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn vàn từ 3 đến 5 câu kể về mùa xuân. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: a B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa xuân. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? – Cảnh vật ở mùa xuân như thế nào? – Bầu trời mùa xuân ra sao? – Em có cảm nghĩ gì về mùa xuân? Bài tham khảo Sau những đợt mưa rả rích cuối đông, cây cối trong vườn đâm chồi nảy lộc, cây mai vàng lấm tấm những nụ xanh, từng đôi chim én bay lượn trên vòm trời khoáng đãng. Tất cả như muốn nói rằng: mùa xuân tươi đẹp đã về. Mùa xuân đã đem đến cho đất trời không khí ấm áp, tươi vui. Trăm hoa đua nhau khoe sắc, các bạn nhỏ vui mừng được may áo mới để đón xuân. Em rất yêu mùa xuân vì nó không những tươi đẹp mà còn đem đến cho em một niềm vui đầm ấm vô cùng. ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Mảnh giấy vụn (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 48 – Đọc đoạn 4. – Trả lời câu hỏi: Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Ngôi trường mới (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 50) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Tác giả tả ngôi trường theo thứ tự nào? a. Từ xa đến gần. b. Từ gần đến xa. c. Từ sáng đến trưa d. Từ trưa đến chiều. 2. Những câu nào tả vẻ đẹp của ngôi trường? a. Những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. b. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế xoan đào nổi vân như lụa. c. Tất cả đểu sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu. d. Cả 3 ý trên. 3. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có gì mới? a. Tiếng trống rung động kéo dài. b. Tiếng cô giáo trang nghiêm và ấm áp. c. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ. d. Các ý trên đều đúng. 4. Học dưới ngôi trường mới bạn học sinh có những cảm nhận gì? a. Nhìn ai cũng thấy thân thương. b. Nhìn mọi vật đểu thấy thân thương. c. Các đổ dùng như chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng rất đáng yêu. d. Tất cả các ý trên. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Tập chép): (5 điểm) Bài viết: Mẩu giấy vụn Từ: Bỗng một em gái đến Hãy bỏ tôi vào thùng rác! II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tập thể lớp của em. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: a Câu 2: d Câu 3: d Câu 4: c B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tập thể lớp em. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Tập thể lớp em gồm bao nhiêu thành viên? – Các thành viên của lớp có đoàn kết với nhau không? – Tình cảm của em đối với lớp như thế nào? Bài tham khảo Tập thể lớp em gồm ba mươi sáu thành viên. Bạn Vũ Khánh Quân là lớp trưởng. Em là lớp phó học tập. Chúng em rất đoàn kết, gắn bó với nhau. Chúng em quyết tâm học tập và xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Em rất yêu trường, yêu lớp. Em xem tập thể lớp của em như gia đình của mình. ĐỀ SỐ 4 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Bạn của Nai Nhỏ (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 22) – Đọc đoạn 1 và đoạn 2. – Trả lời câu hỏi: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Gọi bạn (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 28) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? a. Trong trang trại. b. Trong rừng. c. Trong một chuồng nuôi gia súc của nhà nông. d. trong một lều trại nhỏ bên dòng suối. 2. Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? a. Trời hạn hán kéo dài. b. Suối cạn, cỏ héo khô. c. Bê Vàng và Dê Trắng không có cái để ăn. d. Tất cả các ý trên. 3. Khi Bê Vàng quên đường vể, Dê Trắng làm gì? a. Dê Trắng rất thương bạn. b. Dê Trắng rất nhớ bạn. c. Dê Trắng chạy khắp nơi tìm Bê Vàng. d. Tất cả các ý trên. 4. Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê!”? a. Dê Trắng đã tìm được bạn. b. Chưa tìm thấy bạn. c. Mừng rỡ khi gặp bạn. d. Xúc động khi gặp bạn. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Tập chép): (5 điểm) Bài viết: Bạn của Nai Nhỏ Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn. Biết bạn của con khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn. II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn vãn từ 3 đến 5 câu nói về cô (thầy) giáo cũ của em. ĐÁP ÁN ĐỀ 4 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: b Câu 2: d Câu 3: d Câu 4: b B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về cô (thầy) giáo cũ của em. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Cô (thầy) giáo cũ của em tên gì? Dạy em vào năm lớp mấy? – Tình cảm của cô (thầy) giáo đối với học sinh như thế nào? – Em nhớ nhất điều gì ở cô (thầy) giáo cũ? – Tình cảm của em đối với cô (thầy) giáo cũ như thế nào? Bài tham khảo Cô Diệu Thu là cô giáo đã dạy em ở năm lớp Một. Cô rất yêu thương chúng em. Em nhớ nhất ngày đầu tiên đi học, cô đã động viên em và các bạn phải mạnh dạn, tự tin. Cô cầm tay em để uốn nắn từng con chữ. Cô tận tụy giảng bài cho chúng em, ân cần dạy cho chúng em từng môn học. Em hình dung cô là người mẹ thứ hai của mình. ĐỀ SỐ 5 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Làm việc thật là vui (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16) – Đọc đoạn cuối (Từ: Như mọi vật đến cũng vui.) – Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Phẩn thưởng (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 13) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Câu chuyện nói về ai? a. Bạn Minh. b. Bạn Na. c. Cô giáo. d. Bạn Lan. 2. Bạn Na có đức tính gì? a. Học giỏi, chăm chỉ. b. Thích làm việc. c. Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè. d. Nhường nhịn bạn bè, có tinh thần vượt khó. 3. Vì sao bạn Na được nhận thưởng? a. Na ngoan ngoãn, tốt bụng, biết san sẻ và giúp đỡ các bạn. b. Na học giỏi đều các môn. c. Na là một cán bộ lớp. d. Na biết nhường nhịn các bạn 4
File đính kèm:
- bo_11_de_thi_giua_ki_1_lop_2_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx