Bộ 11 Đề thi cuối kì 2 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 11 Đề thi cuối kì 2 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 11 Đề thi cuối kì 2 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 A. Đọc I. Đọc – hiểu Nhà Gấu ở trong rừng Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè .. (Tô Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì? a- Măng và hạt dẻ b- Măng và mật ong c- Mật ong và hạt dẻ 2. Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì? a- Đi nhặt quả hạt dẻ b- Đi tìm uống mật ong c- Đứng trong gốc cây 3. Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống? a- Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ b- Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút c- Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài? a- Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng b- Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng c- Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng II. Tiếng việt Bài 1. Điền vào chỗ chấm ên hay ênh: Cao l kh Ốc s Mũi t Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy tủ lạnh túi ni-lông rừng dòng sông Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau. a) - Cậu giảng bài cho tớ phần này được không? - b) - Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé. - B. Viết 1. Nghe – viết: Mùa lúa chín Vây quanh làng Một biển vàng Như tơ kén... Hương lúa chín Thoang thoảng bay Làm say say Đàn ri đá. Lúc biết đi Chuyện rầm rì Rung rinh sáng Làm xáo động Cả rặng cây Làm lung lay Hàng cột điện... Bông lúa quyện Trĩu bàn tay Như đựng đầy Mưa, gió, nắng. Như đeo nặng Giọt mồ hôi Của bao người Nuôi lớn lúa... Nguyễn Khoa Đăng 2. Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. Đọc hiểu I. Đọc – hiểu 1. b 2. c 3. b 4. a II. Tiếng việt Bài 1. Điền vào chỗ chấm ên hay ênh: Cao lênh khênh Ốc sên Mũi tên Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy tủ lạnh túi ni-lông rừng dòng sông Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau. a) - Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ? - Được chứ, tớ sẽ giảng bài này cho cậu. b) - Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé. - Không được đâu, tớ không trốn học cùng cậu đâu. B. Viết 1. Nghe – viết: 2. Hướng dẫn viết về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em - Anh (chị hoặc em) tên là gì? - Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì? - Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào? Bài làm tham khảo số 1: Anh trai em tên là Minh Tuấn. Anh thường chơi cùng với em. Có đồ ăn ngon, anh Tuấn sẽ nhường hết cho em. Buổi tối, anh thường giảng lại cho em những bài tập khó. Em rất yêu quý anh trai em. Em mong anh em em luôn yêu thương và gắn bó với nhau. Bài làm tham khảo số 2: Chị Thúy Ngân là chị gái của em. Chị ấy là học sinh lớp 10 của trường Chuyên ở tỉnh. Chị Ngân học giỏi lắm, lại chăm chỉ nữa. Chị thường dạy em học bài, rồi dẫn em đi chơi và mua cho em những món quà vặt thật ngon. Chị Ngân là chị gái tuyệt vời nhất trên đời này. ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC I. Đọc thầm đoạn văn sau: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Vũ Tú Nam II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tác giả ví cây gạo giống như: (0,5 điểm) A. Tháp đèn khổng lồ. B. Ngọn đèn khổng lồ. C. Chiếc ô khổng lồ. Câu 2: Tác giả ví búp nõn của cây gạo như: (0,5 điểm) A. Ngọn lửa. B. Ánh nến. C. Bóng đèn. Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo? (0,5 điểm) A. Bắt sâu B. Làm tổ C. Trò chuyện ríu rít Câu 4: Trong năm, cây gạo nở hoa vào mùa? (0,5 điểm) A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. Câu 5: Cây gạo có dáng vẻ xanh mát hiền lành là lúc: (0,5 điểm) A. Chưa nở hoa. B. Đang nở hoa. C. Hết mùa hoa. III. Bài tập: Câu 6: Theo em, các loài chim bay về đậu trên cây gạo làm những gì? (1 điểm) Câu 7: Cho các từ: bông hoa, trêu ghẹo, tháp đèn, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. (1 điểm) Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp: a. Từ chỉ sự vật: . b. Từ chỉ hoạt động: Câu 8: Đặt 1 câu nêu đặc điểm của một con vật. (0,5 điểm) Câu 9: Đặt câu hỏi cho từ ngữ in đậm trong câu sau: (0,5 điểm) Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây. Câu 10: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp. (0,5 điểm) Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi c Cô giáo giảng rằng: - Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi c Các em đã nhớ chưa nào c B. VIẾT I. Chính tả: (Nghe- viết): Tạm biệt cánh cam II.Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Gợi ý: - Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường? - Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào? - Ích lợi của việc làm đó gì? - Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó? ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. Đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì. - GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời. + HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm. + Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc - hiểu: (6 điểm) - Câu 1; 2; 3; 4; 5; 9. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1: A. (0,5 điểm) Câu 2: B. (0,5 điểm) Câu 3: C. (0,5 điểm) Câu 4: A. (0,5 điểm) Câu 5: C. (0,5 điểm) Câu 6: gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. (1 điểm) Câu 7: (1 điểm) - Từ chỉ sự vật: mùa xuân, cây gạo, chim chóc. - Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện Câu 8: (1 điểm) Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm Con mèo đang bắt chuột. Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp? (0,5 điểm) Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi . Cô giáo giảng rằng: - Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi . Các em đã nhớ chưa nào ? B. Viết : (10đ) Chính tả (4 điểm) * Cách chấm: - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm) - Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần) TẠM BIỆT CÁNH CAM Cánh cam có đôi mắt xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống. 2. Tập làm văn (6 điểm) - HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm). - Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. - Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm. - Có sáng tạo: 1 điểm ĐỀ SỐ 3 I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: + Ai ngoan sẽ được thưởng (trang 82) + Thư Trung thu (trang 85) + Cây và hoa bên lăng Bác ( trang 93) + Sóng và cát Trường Sa (trang 101) + Tôi yêu Sài Gòn (trang 109) + Cây nhút nhát (trang 114) 2. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm bài: BÀI HỌC VỀ CHỮ TÍN Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa: - Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói: - Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói: - Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người. (Những mẩu chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và hoàn thành các câu theo yêu cầu. Câu 1. (0,5đ) Em bé nhờ Bác Hồ mua món quà gì? a. Nhờ Bác Hồ mua kẹo. b. Nhờ Bác Hồ mua bánh. c. Nhờ Bác Hồ mua vòng bạc. d. Nhờ Bác Hồ mua đồng hồ. Câu 2. (0,5đ) Theo em vì sao Bác Hồ mua vòng bạc cho em bé? a. Vì Bác Hồ rất yêu quý trẻ em và luôn giữ chữ tín. b. Vì em bé xinh đẹp nên Bác Hồ mua cho. c. Vì Bác Hồ thấy vòng đẹp nên mua cho em bé. d. Vì Bác Hồ đi xa nên mới mua cho các bé.
File đính kèm:
- bo_11_de_thi_cuoi_ki_2_lop_2_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx