Bộ 11 Đề thi cuối kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 11 Đề thi cuối kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 11 Đề thi cuối kì 1 Lớp 4 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Trường Tiểu học ..... Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Bộ sách: Chân trời sáng tạo) Thời gian làm bài: .... phút A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Yết Kiêu” - trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."? II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: TÀN NHANG Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to. Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây". Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của cháu!". Cậu bé mỉm cười. - Thật không bà? Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang. Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm: - Những nếp nhăn, bà ạ! (Sưu tầm) Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm) A. Khuân mặt rất trắng. B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn. C. Có một vết sẹo lớn trên mặt. D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ. Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5 điểm) A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé. B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó. C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé. D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí. Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? (1 điểm) A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn. B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác. C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác D. Cả A và B Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 điểm) Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học trên: (1 điểm) Hai động từ chỉ hoạt động Hai tính từ chỉ trạng thái Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm) Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề trên: (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Vú Tú Nam 2. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm. - Trả lời câu hỏi: Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường." vì Yết Kiêu có cách đánh địch lạ lùng. Không dùng binh khí để chém giết mà lấy dùi đục đánh chìm thuyền địch. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ. Câu 2. (0,5 điểm) B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó. Câu 3. (1 điểm) D. Cả A và B Câu 4. (1 điểm) gầy gò / dong dỏng / hồi hộp / mập mạp / lênh khênh Câu 5. (1 điểm) Hai động từ chỉ hoạt động Hai tính từ chỉ trạng thái Nắm tay, ngồi xuống Háo hức, ngượng ngùng Câu 6. (1 điểm) Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Chủ ngữ đó được dùng để cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con ngỗng. Câu 7. (1 điểm) Bài làm tham khảo Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, thì cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): · 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. · 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): · Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm · 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; · Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): · 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. · 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) - Trình bày dưới dạng một đoạn tả cây hoa đào mà em yêu thích. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Bài làm tham khảo Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Hôm ấy là ngày 27 Tết, bố mẹ đưa em đi chợ hoa. Hai sắc hồng, vàng của hoa đào tạo nên không khí thật lộng lẫy. Nhà em quyết định mua một cây đào. Nó cao khoảng hai mét. Dáng đào uốn lượn như hình con rồng đang bay lên bầu trời. Gốc đào to như cổ tay, nâu tía, hơi sần. Từ gốc chính, em đếm được hơn 10 nhánh nhỏ. Lá xanh non mơn mởn, nhỏ, dài như lá tre. Mấy hôm đầu, em mới chỉ thấy vài bông hoa nở, mà đến ngày 30 Tết, nó đã nở rộ đầy cành. Mẹ em bảo cây đào này rất đẹp, vì nó có cả hoa và nụ. Vẻ đẹp của hoa thật sang trọng: Những cánh hoa xếp chồng lên nhau ba lớp, nhụy hoa như sợi chỉ vàng, mùi hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, quyến rũ, làm ong bướm bay qua cũng phải ghé thăm. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 TIẾNG VIỆT LỚP 4 Kiểm tra đọc: (10 điểm) Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85) Đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? Xin được hạnh phúc. Xin được sức khỏe. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng. Các ý trên đều sai. Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng. Vua rất giàu sang, phú quý. Vua rất vui sướng, hạnh phúc. Tất cả các ý trên. Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước? Vua đã quá giàu sang. Vua đã được hạnh phúc. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Tất cả các ý trên. Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì? Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của. Các ý trên đều sai. Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”? Ước mơ. Mơ màng. Mong ước. Mơ tưởng. Kiểm tra viết: (10 điểm) Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Sau trận mưa rào (trích) Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ V. Huy Gô (trích Những người khốn khổ) Tập làm văn: (5 điểm) Tả chiếc áo sơ mi của em. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: c Câu 2: a Câu 3: c Câu 4: a Câu 5: b B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài tham khảo Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay t
File đính kèm:
- bo_11_de_thi_cuoi_ki_1_lop_4_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx