Bộ 10 Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 10 Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 Đề thi giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: VOI TRẢ NGHĨA Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng. Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi lên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước . Mấy ngày sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản. Theo VŨ HÙNG Quản tượng: Người trông nom và điều khiển voi. 1. Tác giả gặp voi trong tình trạng nào? (0.5 điểm) A. Bị lạc trong rừng. B. Bị sa xuống hố sâu. C. Bị thụt xuống đầm lầy. 2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ? (0.5 điểm) A. Nhờ một người quản tượng. B. Nhờ năm người quản tượng. C. Nhờ năm người dân trong bản. 3. Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì? (0.5 điểm) A. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. B. Gỗ mới đốn đã có được đưa về gần nhà. C. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất. 4. Bộ phận in đậm trong câu: “Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn được đưa về gần nơi tôi ở.” Trả lời cho câu hỏi nào? (0.5 điểm) A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Như thế nào? 5. Ai là người đã đưa gỗ về gần nhà cho tác giả? (0.5 điểm) A. người quản tượng B. Chú voi năm xưa và mẹ của chú ta C. Người dân 6. Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng trong mỗi câu sau: (1.5 điểm) a) Dế Mèn chóng lớn vì ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. b) Lan Anh học giỏi vì bạn rất chăm học. c) Chuột nghe tiếng mèo liền tránh xa vì chuột rất sợ mèo. 7. Gạch dưới những từ chỉ tên các loài cá không cùng nhóm: (1 điểm) a. Cá nước mặn (cá biển): cá thu, cá chim, cá mè, cá nục, cá heo, cá voi. b. Cá nước ngọt (cá ở ao, sông, hồ): cá trê, cá rô, cá chép, cá mập, cá diếc. 8. Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu văn sau: (1 điểm) Ban đêm Vạc lặn lội ra đồng kiếm thức ăn. Nó lang thang mò mẫm khắp nơi mà thức ăn kiếm được chẳng là bao Vạc buồn lắm. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Chuyện bốn mùa Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. II/ Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn tả con vật em yêu thích theo gợi ý: - Đó là con gì, ở đâu? - Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? - Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? - Tình cảm của em đối với con vật đó? Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Bị thụt xuống đầm lầy. 2. (0.5 điểm) B. Nhờ năm người quản tượng. 3. (0.5 điểm) B. Gỗ mới đốn đã có được đưa về gần nhà. 4. (0.5 điểm) A. Khi nào? 5. (0.5 điểm) B. Chú voi năm xưa và mẹ của chú ta 6. (1.5 điểm) a) Vì sao Dế Mèn chóng lớn? b) Vì sao Lan Anh học giỏi? c) Vì sao chuột nghe tiếng mèo liền tránh xa? 7. (1 điểm) a. Cá nước mặn (cá biển) : cá thu, cá chim, cá mè, cá nục, cá heo, cá voi. b. Cá nước ngọt (cá ở ao, sông, hồ) : cá trê, cá rô, cá chép, cá mập, cá diếc. 8. (1 điểm) Ban đêm, Vạc lặn lội ra đồng kiếm thức ăn. Nó lang thang mò mẫm khắp nơi mà thức ăn kiếm được chẳng là bao, Vạc buồn lắm. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Bài viết đảm bảo các nội dung sau: (mỗi ý 1 điểm) - Đó là con gì, ở đâu? - Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? - Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu - Tình cảm của em đối với con vật đó? * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Lu là tên chú chó của gia đình em. Đó là giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành. Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân nó phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình. Lu ngoan lắm. Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. Hễ nghe thấy tiếng động lạ, nó nhanh chóng phóng ra sủa oang oang để báo hiệu cho mọi người biết. Gia đình em ai cũng yêu quý Lu và xem nó như là một thành viên trong gia đình. ĐỀ SỐ 2 Đề thi giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2) 2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2) 3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2) 4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2) 5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2) 6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2) 7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2) 8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂY TRONG VƯỜN Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai, cây dong nói chuyện bằng củ, bằng rễ... Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được tiếng của các loài cây. Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như một chín, lời cây chanh chua... Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây từ sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây. Vườn nhà Loan có những cây gì? (0,5 điểm) A. Cây lan, cây huệ, cây hồng, cây mơ, cây cải B. Cây bầu, cây bí, cây khoai, cây dong C. Tất cả các loại cây ở trên 2. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng gì? (0.5 điểm) A. Bằng hương, bằng hoa B. Bằng quả C. Bằng củ, bằng rễ 3. Nhờ đâu Loạn hiểu được lời nói của các loài cây? (0,5 điểm) A. Vì Loan rất yêu vườn cây B. Vì Loan nghe được cây nói chuyện C. Vì Bà nói cho Loan nghe 4. Cây cam có lời nói như thế nào? (0,5 điểm) A. Lời cây cam chát B. Lời cây cam chua C. Lời cây cam ngọt 5. Mẹ của các loài cây là: (0,5 điểm) A. Đất B. Mặt trăng C. Mặt trời 6. Bộ phận in đậm trong câu “Khu vườn nhà Loan không rộng lắm.” Trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm) A. Là gì? B. Như thế nào? C. Làm gì? 7. Tìm từ chỉ tính chất trong câu: “Lời cây móng rồng thơm như mít chín.” (0,5 điểm) A. móng rồng. B. mít. C. thơm 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Trong câu sau: (0,5điểm) “Trong vườn có rất nhiều loài cây” 9. Điền tên loài vật thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) - Dữ như.. - Khỏe như. 10. Viết vào chỗ trống câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau: (1 điểm) a) Khi nào học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè. b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa nào tới. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Sân chim Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông. II/ Tập làm văn (6 điểm) Một người bạn mới chuyển đến lớp của em. Em hãy viết lời giới thiệu về mình để làm quen với bạn đó. Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Tất cả các loại cây ở trên 2. (0.5 điểm) B. Bằng quả 3. (0.5 điểm) A. Vì Loan rất yêu vườn cây 4. (0.5 điểm) C. Lời cây cam ngọt 5. (0.5 điểm) A. Đất 6. (0.5 điểm) A. Đất 7. (0.5 điểm) C. thơm 8. (0.5 điểm) “Trong vườn có rất nhiều loài cây” 9. (1 điểm) - Dữ như cọp - Khỏe như trâu 10. (1 điểm) a) Học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè vào khoảng cuối tháng 5 khi mùa hè tới. b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa thu tới. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình t
File đính kèm:
- bo_10_de_thi_giua_ki_2_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thu.docx