Bộ 10 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 10 Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 2 sách Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 2 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống A. ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc. II. Đọc hiểu (4 điểm) Đánh cá đèn Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi. Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng. (Bùi Nguyên Khiết) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào? A. Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe B. Lúc mặt trời vừa mới bắt đầu lặn C. Lúc màn đêm vừa buông xuống Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2) A. Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá B. Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng C. Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc Câu 3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì? A. Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi B. Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về C. Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác Câu 4. Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá? A. Nổ máy ran ran B. Trườn qua sóng lừng C. Lặc lè trên sóng III. Tiếng việt (2 điểm) 1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng a) tr hoặc ch - leo èo - .ống đỡ - hát .èo - ..ống trải b) ong hoặc ông trnom - trsáng c) rả hoặc rã tan.. - kêu ra 2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau: (1) Trên kính dưới nhường (2) Hẹp nhà rộng bụng (3) Việc nhỏ nghĩa lớn (4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may B. VIẾT (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Nghe, viết bài Đánh cá đèn (từ Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi đến hết) II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 2 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống A. ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. - Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc. II. Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. C III. Tiếng việt (2 điểm) Bài 1. a) leo trèo – hát chèo ; chống đỡ - trống trải b) trông nom – trong sáng c) tan rã – kêu ra rả Bài 2. (1) Trên kính dưới nhường (2) Hẹp nhà rộng bụng (3) Việc nhỏ nghĩa lớn (4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may B. VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu. - Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ. - Trình bày sạch, đẹp. II. Tập làm văn (6 điểm) - Người đó là ai, làm nghề gì ? - Hằng ngày, người đó làm những việc gì ? - Những việc ấy đem lại lợi ích ra sao ? Bài làm tham khảo Mẹ của em là giáo viên Tiểu học. Công việc của mẹ rất vất vả. Hằng ngày, mẹ đến trường để dạy học. Học sinh trong trường rất yêu quý mẹ. Mỗi buổi tối, mẹ phải soạn giáo án, chấm bài cho học sinh. Chiếc bảng đen, phấn trắng đã gắn bó với mẹ. Mẹ rất yêu thích công việc của mình. (Sưu tầm) ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 2 câu) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:.. / ..... Câu 1: (5 điểm) Chính tả ( Nghe - viết ) (20 phút ) Tạm biệt cánh cam Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống. ( Minh Đức ) Câu 2: (5 điểm) (20 phút) Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Gợi ý 1. Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường ? 2. Em đã làm việc đó lúc nào? ở đâu? Em làm như thế nào? 3. Ích lợi của việc làm đó gì ? 4. Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó? .Hết.. (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 9 câu) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:.. /.... / Họ và tên: ............................................ Lớp .............. Cơ sở .......................... Điểm Bằng chữ Nhận xét bài của học sinh ....................................................................... ........................................................................ ........................................................................ II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Bài văn tả cái gì? A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Tả cây đa. Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S ( 0,5 đ ) Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa? Lững thững - nặng nề □ Yên lặng - ồn ào □ Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng ( 0,5đ ) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về B. Bầu trời xanh biếc C. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng ( 0,5 đ ) Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Cành cây lớn hơn cột đình. □ B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □ C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □ Câu 6. Nối với đáp án đúng ( 1đ ) Hãy tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong 2 câu bên dưới. a) Rễ cây như những con rắn hồ mang giận dữ Ai làm gì? b) Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì Như thế nào? Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống ( 0,5 đ ) Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ ) A. Vì sao B. Như thế nào? C. Ai làm gì? Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ ) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................Hết............................. PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG .. (Đề gồm 2 câu) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Viết Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 (5 điểm) - Nghe viết đúng bài chính tả, đúng độ cao, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các chữ trong bài. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp. 5 - Tùy các mức độ sai sót: sai quá 5 lỗi trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Viết thiếu, thừa nội dung cứ 2 tiếng trừ 0,25 điểm. - Trình bày, chữ viết chưa đẹp trừ 0,5 điểm bài viết. Câu 2 (5 điểm) Giới thiệu được em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường 1,5 Nói về từng chi tiết cụ thể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. 2,5 Nêu được cảm nghĩ của em khi làm việc đó 1 - GV cho điểm học sinh linh hoạt căn cứ theo bài làm củahọc sinh. ..Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PTDTBT TH.. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 9 câu) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Đọc hiểu Câu Ý Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 C. Tả cây đa. 0,5 điểm Câu 2 Lững thững - nặng nề ( S ) Yên lặng - ồn ào ( Đ ) 0,5 điểm Câu 3 A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về 0,5 điểm Câu 4 B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. 0,5 điểm Câu 5 C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □ 0,5 điểm Câu 6 a. Như thế nào? b. Ai làm gì? 0,5 điểm Câu 7 Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ. 0,5 điểm Câu 8 B. Như thế nào? 1 điểm Câu 9 Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam 1,5 điểm .Hết.. ĐỀ SỐ 3 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối UBND HUYỆN..... TRƯỜNG TH...... BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN: Tiếng Việt Lớp 2 - Bài đọc hiểu (Thời gian làm bài: 35 phút) CHIM CHIỀN CHIỆN
File đính kèm:
- bo_10_de_thi_cuoi_ki_2_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thu.docx