Bộ 10 Đề thi cuối kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 Đề thi cuối kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 10 Đề thi cuối kì 1 Lớp 2 môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 Phần A: Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt I. Đọc thành tiếng: - Học sinh đọc một đoạn trong bài văn. - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu. II. Đọc thầm và làm bài tập Học sinh đọc thầm bài tập đọc; Sau đó chọn chữ (a, hoặc b, hoặc c) trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây ghi vào giấy làm bài. Cánh đồng của bố Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi. Bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố. Theo Nguyễn Ngọc Thuần Câu 1: Dòng nào dưới đây có thể thay thế cho ngày tôi chào đời: A. Ngày tôi được sinh ra B. Ngày tôi được bố ẵm C. Ngày bố thức để nhìn tôi ngủ Câu 2: Chi tiết nào cho thấy bố rất sung sướng khi bạn nhỏ chào đời? A. Đó là con tôi. B. Bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi con tôi!” C. A! Con tôi đây rồi. Câu 3: Vì sao bố phải đi nhẹ chân? A. Vì để cho bà ngủ B. Vì để cho mẹ ngủ C. Vì sợ tạo tiếng ồn, đánh thức bạn nhỏ đang ngủ. Câu 4: Bài học giúp em hiểu điều gì? A. Cha lo lắng mọi bề B. Tình thương yêu to lớn, vĩ đại của người cha dành cho con của mình. C. Cha chưa bao giờ quan tâm con. Câu 5: Người sinh ra em là ai? A. Bà ngoại B. Bà nội C. Mẹ Câu 6: Em tìm 3 từ chỉ người trong gia đình họ nội? A. Bác hai, bà nội, dì út. B. Bác hai, bà nội, cô ba. C. Bà ngoại, dì út, cậu hai. Câu 7: Câu nào sau đây là câu Ai làm gì? A. Em là học sinh. B. Hoa mai nhà em rất đẹp. C. Mẹ em đang may đồ. Câu 8: Đặt 1 câu theo kiểu câu Ai thế nào? Phần B: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và đoạn văn. I. Chính tả nghe viết: (15 phút) Nghe – viết: Bọ rùa tìm mẹ Bọ rùa tìm mẹ Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay ngang bụi cúc. Nó liền lấy giấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường. (Xuân Mai dịch) II. Viết đoạn văn Đề bài: Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình em, theo gợi ý sau: Gợi ý: a. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? b. Nói về từng người trong gia đình em. c. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Phần A: Kiểm tra kĩ năng kiến thức Văn học I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu (60 tiếng/phút): 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) A. Ngày tôi được sinh ra Câu 2: (0,5 điểm) B. Bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi con tôi!” Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì sợ tạo tiếng ồn, đánh thức bạn nhỏ đang ngủ. Câu 4: (0,5 điểm) B. Tình thương yêu to lớn, vĩ đại của người cha dành cho con của mình. Câu 5: (1 điểm) C. Mẹ Câu 6: (1 điểm) B. Bác hai, bà nội, cô ba. Câu 7: (1 điểm) C. Mẹ em đang may đồ. Câu 8: (1 điểm) Mùa xuân, hoa mai nở rộ. Phần B: Kiểm tra viết (10 điểm) I. Kiểm tra viết chính tả (4 điểm) - Học sinh viết tốc độ đạt yêu cầu (50 chữ/15 phút): 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Kiểm tra viết đoạn, bài (6 điểm) * Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý đúng yêu cầu nêu trong đề bài đạt 3 điểm. * Kĩ năng: 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi II. Đọc – hiểu Chuyện của thước kẻ Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba. Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: - Hình như thước kẻ hơi cong thì phải? Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp: - Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy! Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói: - Bạn soi thử xem nhé! Thước kẻ cao giọng: - Đó không phải là tôi! Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa. Theo Nguyễn Kiên Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào? A. vui vẻ B. lạnh nhạt C. kiêu căng Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong? A. Vì bị uốn cong. B. Vì đi lạc vào bãi cỏ. C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi. Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì? A. Thước kẻ bỏ đi. B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc. Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc? A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè. B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng. C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân. Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống: Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ☐ Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng. B. VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126) II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập theo gợi ý. - Em sẽ giới thiệu đồ vật gì? - Đồ vật đó có những bộ phận nào? - Đồ vật đó giúp ích gì cho em? ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. ĐỌC I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm) II. Đọc – hiểu: (3 điểm) Khoanh tròn đúng: Câu 1. Ý A: 0,5 điểm Câu 2. Ý C: 0,5 điểm Câu 3: Ý B: 0,5 điểm Câu 4: Ý B: 0,5 điểm Câu 5. Điền dấu câu phù hợp: 0,5 điểm Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ? Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: 0,5 điểm Em dùng thước kẻ để làm gì? B. VIẾT I. Chính tả: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm; sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (sai về dấu thanh, âm đầu, vần; không viết hoa) Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (2 điểm) Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo gợi ý ở đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng sạch sẽ: 2 điểm. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 1.75; 1.5; 1.25; 1.0; 0.75; 0.5; 0.25.) ĐỀ SỐ 3 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng... Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. Các bạn học sinh B. Bạn Sơn C. Học sinh và giáo viên Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? A. Học sinh cần chịu khó làm bài. B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. C. Học sinh nên đi học đều. Câu 3. Vì sao cần đi học đều? A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi. Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý? A. Sơn rất chăm học B. Sơn đến lớp đúng giờ. C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ. Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm? A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ. B. Bạn Sơn rất chăm chỉ. C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ. Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật? A. 3 từ B. 4 từ C. 5 từ D. 6 từ B. Viết Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm để.... ành; ....ành chiến thắng tranh.....ành; đọc...ành mạch Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước: a. sạch sẽ:................................................................................ b. chăm ngoan:......................................................................... Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài. - Các từ chỉ hoạt động của học sinh: . - Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả: Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà Câu 5. (Tập làm văn) Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B C A A B D B. VIẾT Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ VD: a) Lớp em rất sạch sẽ. b) Bạn Linh rất chăm ngoan. Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ) Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng
File đính kèm:
- bo_10_de_thi_cuoi_ki_1_lop_2_mon_tieng_viet_chan_troi_sang_t.docx