Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 Kết Nối Tri Thức - Kì 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 Kết Nối Tri Thức - Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 Kết Nối Tri Thức - Kì 1 (Có đáp án)
TUẦN 1 I. ĐỌC Đọc thầm văn bản sau: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: — Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: — Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói: – Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay phải để bạn không phải viết bằng tay trái nữa! Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xoá vệt phấn trên mặt bàn. “Mau về nhé, Thi Ca!" — Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu. Theo Nguyễn Thị Kim Hoà Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? A. cái tên rất ngộ B. cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím C. cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím, viết bằng tay trái 2. Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết? A. Vì Thi Ca viết bằng tay trái. B. Vì Thi Ca vốn là cô bé hậu đậu. C. Vì ngay từ đầu Minh không chia ranh giới bàn với Thi Ca. 3. Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì? A. Để Thi Ca không lấn vở sang bàn mình B. Để trang trí cho đẹp mắt C. Để chia ranh giới bàn với Thi Ca. 4. Tại sao Minh lại ân hận khi nhớ đến “ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng”? Nếu em là bạn Minh trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì khi Thi Ca quay trở lại lớp học? ... ... ... ... 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. B. Không ai là người hoàn hảo, hãy thông cảm cho những khuyết điểm của người khác. C. Hãy là người bao dung, sẵn sàng bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện ghi nhớ về danh từ: Danh từ là các từ chỉ . 2. Ở mỗi nhóm, em hãy viết thêm 5 ví dụ về danh từ: a. Danh từ chỉ người: d. Danh từ chỉ vật: c. Danh từ chỉ hiện tượng: d. Danh từ chỉ thời gian: ... 3. Gạch dưới các danh từ trong mỗi câu sau: a. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. b. Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. 4. Trong câu “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.” có mấy danh từ chỉ vật? A. 3 danh từ. Đó là:............................................................................................................ B. 4 danh từ. Đó là:............................................................................................................ C. 5 danh từ. Đó là:............................................................................................................ D. 6 danh từ. Đó là:............................................................................................................ 5. a. Tìm 3 danh từ (có 2 tiếng) biết trong mỗi từ đều có tiếng “biển”. Đặt câu với 1 trong các danh từ vừa tìm được. - . - . b. Tìm 3 danh từ (có 2 tiếng) biết trong mỗi từ đều có tiếng “gió”. Đặt câu với 1 trong các danh từ vừa tìm được. - . - . III. VIẾT 1. Gạch dưới câu nêu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: a. Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ. b. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. 2. Đọc mỗi đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu: a. Sáng Chủ nhật, An mang cần đi câu cá. Tìm mãi mới được vị trí đẹp bên bờ ao, An mắc mồi vào và ngồi đợi. Cứ vài phút, cậu lại nhấc cần lên xem. Cá đâu chẳng thấy, chỉ thấy mất mồi liên tục. Chú nhái bén ngồi trên tàu lá ngước mắt nhìn An lạ lẫm. - Gạch dưới câu chủ đề của đoạn văn trên. - Viết lại câu chủ đề khác phù hợp với đoạn văn trên. ... ... b. Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo đất giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cũng dành cho heo luôn. Từ ngày có heo, tôi không còn mua quà vặt, không đòi những món đồ chơi lãng phí. Tôi thấy mình đã lớn, đã học được cách tiết kiệm. - Gạch dưới câu chủ đề của đoạn văn trên. - Viết lại câu chủ đề khác phù hợp với đoạn văn trên. ... ... c. Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng bốn phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát. - Gạch dưới câu chủ đề của đoạn văn trên. - Viết lại câu chủ đề khác phù hợp với đoạn văn trên. ... ... BÀI GIẢI I. ĐỌC Đọc thầm văn bản sau: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: — Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: — Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói: – Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay phải để bạn không phải viết bằng tay trái nữa! Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xoá vệt phấn trên mặt bàn. “Mau về nhé, Thi Ca!" — Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu. Theo Nguyễn Thị Kim Hoà Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? A. cái tên rất ngộ B. cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím C. cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím, viết bằng tay trái 2. Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết? A. Vì Thi Ca viết bằng tay trái. B. Vì Thi Ca vốn là cô bé hậu đậu. C. Vì ngay từ đầu Minh không chia ranh giới bàn với Thi Ca. 3. Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì? A. Để Thi Ca không lấn vở sang bàn mình B. Để trang trí cho đẹp mắt C. Để chia ranh giới bàn với Thi Ca. 4. Tại sao Minh lại ân hận khi nhớ đến “ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng”? Nếu em là bạn Minh trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì khi Thi Ca quay trở lại lớp học? Minh ân hận vì chưa tìm hiểu kĩ nguyên nhân Thi Ca mang lại rắc rối mà đã nóng vội tỏ thái độ giận dữ với Thi Ca khiến Thi Ca buồn. Nếu em là Minh, khi gặp Thi Ca đi học trở lại em sẽ nói: “Mình xin lỗi vì đã có hành động chưa lịch sự với cậu,” 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. B. Không ai là người hoàn hảo, hãy thông cảm cho những khuyết điểm của người khác. C. Hãy là người bao dung, sẵn sàng bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện ghi nhớ về danh từ: Hiện tượng tự nhiên Thời gian vật Người Danh từ là các từ chỉ sự vật 2. Ở mỗi nhóm, em hãy viết thêm 5 ví dụ về danh từ: a. Danh từ chỉ người: ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, giáo viên, công an, bác sĩ, d. Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bát, đũa, cây ổi, quả na, con mèo, c. Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, lốc, sấm, sét, dông, d. Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, hôm qua, hôm nay, thứ 3. Gạch dưới các danh từ trong mỗi câu sau: a. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. b. Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. 4. Trong câu “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.” có mấy danh từ chỉ vật? A. 3 danh từ. Đó là:............................................................................................................ B. 4 danh từ. Đó là:............................................................................................................ C. 5 danh từ. Đó là:............................................................................................................ D. 6 danh từ. Đó là:............................................................................................................ 5. a. Tìm 3 danh từ (có 2 tiếng) biết trong mỗi từ đều có tiếng “biển”. Đặt câu với 1 trong các danh từ vừa tìm được. - biển báo, biển hiệu, biển khơi - Trước cổng trường em mới đặt một chiếc biển báo ưu tiên trẻ em qua đường. b. Tìm 3 danh từ (có 2 tiếng)
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_thuc_ki_1_co.docx